Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi của bạn trong giao dịch? (Phần 1)

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Bạn có do dự thực hiện giao dịch sau khi thua 5 lần liên tiếp không?

Bạn có sợ rằng tài khoản của mình cuối cùng sẽ bị nổ tung?

Hầu hết các nhà môi giới và nhà tiếp thị muốn bạn nghĩ rằng giao dịch thật dễ dàng. Bạn nhấp vào mua, giá sẽ cao hơn và bạn bán ra để chốt lợi nhuận.

Nhưng trong thực tế?

Rất nhiều trở ngại sẽ ngăn cản bạn đặt chân đến được thành Rome, sự thật chỉ có không tới 5% số lượng người tham gia có thể kiếm được tiền đều đặn.

,…

Nỗi sợ hãi của bạn trong giao dịch là một trong những trở ngại lớn nhất cần vượt qua. Trong bài đăng này, tôi chia sẻ với bạn 5 nỗi sợ giao dịch lớn nhất đã loại bỏ hầu hết các nhà giao dịch ra khỏi cuộc chơi và cách bạn có thể tránh nó.

Nếu sợ hãi, bạn sẽ không kiếm được tiền. Nhưng nếu không biết sợ, bạn sẽ mất hết tiền. Đó là thực tế trong giao dịch.

Sợ hãi là gì?

Nỗi sợ được định nghĩa là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi bạn gặp những mối đe dọa. Nỗi sợ hãi xuất hiện trước cả những mối đe dọa thực và có thể chỉ là tưởng tượng

  • Nỗi sợ hãi là một cơ chế tự nhiên của con người. Cơ chế này giúp bạn nhận ra nguy hiểm, từ đó giúp bạn chuẩn bị tâm lý chống lại mối nguy hiểm đó. Nỗi sợ hãi là một cảm giác bẩm sinh, đồng thời nó cũng là cảm giác đặc biệt.
  • Tuy nhiên cũng có những nỗi sợ khiên cho chúng ta mất bình tĩnh, và tạo ra những kết quả xấu.

Điều quan trọng là liệu mối đe dọa là thực hay tưởng tượng?

Trong giao dịch, mối đe dọa thường được tạo ra từ tưởng tượng và dẫn bạn đến những quyết định không tối ưu.

Có 5 loại sợ hãi khác nhau xuất hiện khi giao dịch và bạn sẽ gặp phải chúng vào lúc này hay lúc khác. Nhưng khi bạn phát triển với tư cách là một nhà kinh doanh, bạn nhận ra rằng những nỗi sợ hãi này có thể được chấp nhận và nỗi sợ hãi là điều sẽ thúc đẩy bạn tiến lên.

Vì vậy, 5 nỗi sợ giao dịch này là gì?

Sợ hãi những điều chưa biết

  • Khi bạn không biết mình có thể thua bao nhiêu cho một thương vụ giao dịch.
  • Bạn phải chứng kiến những pha di chuyển mạnh mẽ không xác định của thị trường khi giá đi ngược lại với vị thế mở của mình. Điều đó khiến bạn tê liệt và bất lực..
  • Hoặc khi bạn không biết liệu giá có quay trở lại theo hướng có lợi cho mình hay không, và điều duy nhất bạn làm là hy vọng.

Đây là nỗi sợ hãi của những điều chưa biết và là do thiếu một nền tảng kiến thức giao dịch đúng đắn.

Không có gì ngạc nhiên khi các nhà giao dịch mới có thể gặp phải nỗi sợ hãi về những điều chưa biết bởi vì bức tranh luôn được vẽ một cách tươi sáng và hồng hào bởi các nhà môi giới.

Hầu hết, khi chúng ta tham gia đều bị thu hút bởi sự tự do tài chính dễ dàng mà giao dịch có thể mang lại và sự chiến thắng đó đích thực vô cùng cám dỗ. Chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn đã có thể kiếm được số tiền bằng một tháng lương.

Tuy nhiên, những gì đằng sau hậu trường hiếm khi được nói đến và ít được công khai.

Vì vậy, làm thế nào để bạn vượt qua nó?

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi này là cố gắng hiểu tất cả những kiến thức nền liên quan đến hoạt động giao dịch thực chiến. Bạn có thể mở rộng kiến ​​thức của mình bằng cách đọc những cuốn sách hay về giao dịch và tham gia các khóa học về giao dịch của những người có thể kiếm ra tiền từ thị trường.

Sợ sai

Đây là loại cảm xúc mà có thể được xem là ranh giới giữa một nhà giao dịch chuyên nghiệp với một người nghiệp dư.

Hệ thống giáo dục của chúng ta bắt nguồn từ việc xây dựng đúng và sai. Chúng ta được tưởng thưởng cho những gì được coi là ĐÚNG và điều này sẽ giúp dẫn đến cuộc sống thành công hơn. Làm các việc đúng đắn sẽ khẳng định và nâng cao ý thức về giá trị bản thân của chúng ta. Là học sinh, chúng ta cần phải học cách cảm thấy xấu hổ khi bị sai. Nhận được câu trả lời đúng đã trở thành mục đích chính của giáo dục. Đáng tiếc là những điều này có thể không phù hợp với thực tế ?
– Mel Schwartz

Nói tóm lại, con người có văn hóa mong muốn được đúng . Chúng ta chỉ đơn giản là ghét bị sai và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ bản thân.

Nhưng nếu vận dụng điều đó trong giao dịch, bạn nhận được gì?

Với tâm thế “chuộng cái đúng”, một nhà giao dịch sẽ luôn muốn giành chiến thắng trong mọi tình huống. Điều này dẫn đến các hành động sai lầm nối tiếp sai lầm như nhồi lệnh quân bình giá, bỏ lệnh dừng lỗ để kỳ vọng giá sẽ hồi phục lại theo hướng có lợi,…

Tôi dám khắng định, không một ai có thể sống sót trong lâu dài với tư duy như vậy.

Tài khoản chắc chắn sẽ bốc cháy.

…hãy xem hình dưới đây:

Bạn có thể học được gì từ nó?

Hãy tập hiểu rằng thị trường là ngẫu nhiên.

Sẽ có những người tài giỏi dự báo chính xác 8/10 lần những sẽ không có bất kì một ai có thể đúng 10/10. Nếu có ai đó nói với bạn “tôi đúng hết”, hãy tiếp tục theo dõi họ. Khi số lượng mẫu thử tăng lên, tôi cá rằng giai đoạn thua lỗ sẽ tới.

Okay…

Bạn có thể đúng 70% thời gian mà vẫn thua tiền vì số tiền thua lớn hơn nhiều so với số tiền thắng của bạn. Ví dụ: Mỗi giao dịch thắng bạn kiếm được 1 USD và giao dịch thua lỗ khiến bạn mất 3 USD. Giả sử bạn thắng 7 giao dịch và thua 3 giao dịch, bạn sẽ vẫn bị lỗ 2 USD .

Tương tự như vậy, bạn có thể đúng 30% thời gian và vẫn kiếm được tiền vì số tiền thắng của bạn lớn hơn nhiều so với số tiền thua của bạn. Ví dụ: Mỗi giao dịch thắng bạn kiếm được 3 USD và giao dịch thua khiến bạn mất 1 USD. Giả sử bạn thắng 3 giao dịch và thua 7, bạn vẫn kiếm được 2 USD .

Hãy nhớ rằng không có mối tương quan tuyệt đối nào giữa % chiến thắng và lợi nhuận của bạn.

Tương tự như vậy, không có mối tương quan nào giữa chỉ số IQ của bạn và sự thành công của bạn trên thị trường tài chính với tư cách là một nhà kinh doanh.

Tôi không thấy mối tương quan nhiều giữa giao dịch tốt và trí thông minh. Một số nhà giao dịch xuất sắc khá thông minh, nhưng một số ít thì không. Nhiều người thông minh xuất chúng là những nhà giao dịch kinh khủng và kiếm được hàng tấn tiền mỗi năm ví như Jim Simon, Edward Thorp,…

Trong giao dịch, trí thông minh trung bình là đủ. Kiểm soát cảm xúc sẽ quan trọng hơn rất nhiều
– William Eckhardt

Sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO)

Hãy tưởng tượng bạn đã để mắt đến một chiếc áo dài xịn xò trong thời gian rất lâu, mục đích là để mua tặng người mẹ đáng quý của mình. Một ngày đẹp trời bạn nhận thấy nó được bán giảm giá nhưng chỉ trong thời gian giới hạn.

Bạn sẽ làm gì?

Tôi gần như có thể đảm bảo rằng bạn sẽ vội vàng mua chiếc áo dài đó mà không cần đắn đo suy nghĩ. Rốt cuộc, tiền bạc lúc này không còn quan trọng so với mong muốn cháy bỏng của bạn.

Tại sao bạn làm điều đó?

Vì nỗi sợ vuột mất cơ hội rất mạnh mẽ, đặc biệt là khi bạn đã lên kế hoạch tỉ mĩ.

Nhưng cái tôi muốn nhấn mạnh ở đây là mong muốn của bạn chứ không phải chiếc áo dài. Bởi vì mẹ của bạn không hề biết rằng bạn sẽ mua một chiếc áo dài để tặng bà ấy trong ngày sinh nhật, nên bạn hoàn toàn có thể thay thế một món đồ khác, một chiếc lắc tay hay đơn giản chỉ là một bó hoa hồng tươi thắm…niềm hạnh phúc trong ngày sinh nhật của mẹ sẽ vẫn như nhau.

Hãy chắc chắn là bạn hiểu điều mà tôi đang muốn nói.

Nỗi sợ FOMO phần nhiều đến từ mong muốn chủ quan của bạn chứ không phải vì điều mà bạn sắp làm là đúng đắn. Không ai biết cả!

HÃY NHỚ LẤY ĐIỀU NÀY

Tương tự, khi bạn chuyển nỗi sợ bỏ lỡ đấy thành giao dịch, đó là lúc mọi thứ có thể trở nên cực kì tồi tệ.

Cùng xem hình dưới,

Giả sử bạn đã có kế hoạch MUA tại mức [Hỗ trợ số 1] vì bạn nhận thấy giá đã tôn trọng nó trong vài tuần qua. Thật không may, bạn đã bỏ lỡ giao dịch đó và bây giờ giá đã tăng cao hơn mà không có bạn.

Để tránh lo sợ bị vuột mất cơ hội, bạn đã mua với mức giá cao hơn nhiều [Vùng giá số 2], thường là khi thị trường chuẩn bị quay đầu.

Cuối cùng, bạn đã đóng vị thế với một khoảng lỗ và cảm giác rất khó chịu.

Vậy bạn có thể làm gì với nó?

Nếu bạn có kế hoạch cho các thiết lập giao dịch của mình, hãy sử dụng lệnh giới hạn hoặc lệnh dừng để phục vụ kế hoạch giao dịch và tránh nhỡ mất cơ hội

Trong trường hợp vì lý do nào đó mà bạn bỏ lỡ thiết lập giao dịch của mình, hãy cứ để nó trôi qua. Không có gì hay khi theo đuổi thị trường và phá vỡ các quy tắc giao dịch của chính bạn, chỉ để hối tiếc về sau bởi vì không có gi đảm bảo giao dịch đó 100% chính xác. Hãy nhớ lại ngụ ý về chiếc áo dài ở phần trên.

Luôn nhớ rằng bạn không thể nắm bắt được tất cả các động thái trên thị trường. Một số điều kiện thị trường sẽ có lợi cho bạn và một số thì không.

Sợ lỗ

“Cảm giác không thích mất mát” đề cập đến xu hướng mọi người thích tránh thua lỗ hơn là đạt được lợi nhuận. Các nghiên cứu của Amos Tversky và Daniel Kahneman cho thấy rằng tổn thất gây ra sức mạnh tâm lý gấp đôi so với lãi.

Điều này có nghĩa là con người sợ mất mát và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh thua lỗ. Tuy nhiên, bằng cách tránh thua lỗ, nó dẫn đến những quyết định có hại cho việc giao dịch của bạn.

Không thể cắt lỗ –  Khi bạn sợ thua lỗ, bạn ngần ngại cắt bỏ giao dịch tệ hại này để chờ đợi một cơ hội khác tốt hơn. Và điều này cuối cùng dẫn đến việc thổi bay tài khoản giao dịch của bạn.

Rơi vào trạng thái do dự –  Khi nỗi sợ thua lỗ vượt quá tầm kiểm soát, bạn sẽ có khuynh hướng chần chừ trong việc thực thi hệ thống giao dịch khi thời điểm đến. Nỗi sợ hãi luôn ở sau đầu bạn khiến bạn chết cóng như một con nai trước đèn pha. Và điều này cuối cùng khiến bạn bỏ lỡ các giao dịch sinh lời có thể bù đắp cho khoản lỗ.

Vậy làm thế nào để bạn xử lý khi sợ lỗ?

1. Giao dịch bằng số tiền bạn có thể chịu được để mất (không phải tiền cần thiết để thanh toán các hóa đơn)

2. Rủi ro không quá 2% cho mỗi giao dịch (bạn có thể thua 10 lần liên tiếp và số tiền rút ra vẫn có thể kiểm soát được tình hình)

3. Hiểu rằng giao dịch là công việc đối phó với xác suất. Không bao giờ có khái niệm tuyệt đối ở đây (chỉ có việc cháy tài khoản và trả phí giao dịch cho nhà môi giới là chắc chắn)

Nếu bạn không thể chịu một khoản lỗ nhỏ, sớm muộn gì bạn cũng sẽ nhận lấy một khoảng lỗ lớn– Ed Seykota

Nếu bạn không thể chịu một khoản lỗ nhỏ, sớm muộn gì bạn cũng sẽ nhận lấy một khoảng lỗ lớn

Nỗi sợ nắm lợi nhuận

Một trong những trở ngại tâm lý lớn nhất mà một nhà giao dịch phải đối mặt là nỗi sợ mất đi lợi nhuận trạng thái đang có từ vị thế ĐANG mở.

Nhưng nó có xảy ra không?

Thành thật mà nói, bạn bước vào kinh doanh buôn bán bởi vì bạn nghĩ rằng nó dễ dàng, và không biết bạn đang thực sự tham gia vào lĩnh vực gì. Do đó, bạn sẽ mất tiền trong giai đoạn đầu của giao dịch.

Vậy bạn làm gì?

Bất cứ khi nào bạn có một khoản lợi nhuận nhỏ ở vị thế ĐANG mở, bạn sẽ có xu hướng làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ nó, vì sợ rằng giao dịch đó có thể thể biến thành thua lỗ.

Đây là một chức năng cho biết bạn đã mất bao nhiêu trong quá khứ. Bạn càng thua lỗ thì nỗi sợ nắm lợi nhuận của bạn càng lớn và vòng luẩn quẩn này lặp lại.

Nhìn vào ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy tài khoản giao dịch bị hủy hoại như thế nào bởi nỗi sợ nắm giữ lợi nhuận.

Giả sử bạn có 50% cơ hội kiếm được 10 đô la cho mỗi 5 đô la rủi ro. Và, 7 giao dịch tiếp theo của bạn trông như thế này

L-L-L-L-W-W-W

L – Thua

W – Thắng

Nếu bạn giữ kỷ luật và đẻ hệ thống của bạn vận hành đúng những gì nó nên làm, bạn sẽ thu được 10 đô la . (-5-5-5-5+10+10+10 = 10 USD)

Tuy nhiên, bạn đã can thiệp tay và đóng các giao dịch của mình bất cứ khi nào bạn thấy lãi 5 đô la vì lo sợ sẽ mất đi khoảng lợi nhuận đang có.

Điều này dẫn đến khoản lỗ ròng $ 5 . (-5-5-5-5+5+5+5 = -5 USD)

Bây giờ bạn phải làm thế nào để vượt qua điều này?

Xây dựng một  kế hoạch giao dịch đã xác định rõ ràng các điểm vào và ra, và thực hiện theo kế hoạch của bạn. Bằng cách có một kế hoạch được xác định rõ ràng, bạn sẽ khách quan hơn trong giao dịch của mình thay vì giao dịch dựa trên cảm xúc.

Phần kết luận

Là một con người, việc sợ hãi trong giao dịch là điều bình thường. Nhưng nó có làm bạn què quặt hay đẩy bạn lên một tầm cao mới thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Tôi hy vọng những giải pháp này sẽ giúp bạn đối phó với nỗi sợ hãi và đẩy giao dịch của bạn lên một tầm cao mới.

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page