Tổng hợp các khái niệm căn bản bạn cần hiểu khi đầu tư Forex (Phần 1)

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Nếu mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư Forex, bài viết này là dành cho bạn

Trước tiên, hãy xem video này:

YouTube video

1. Pip

Một pip là tên viết tắt thể hiện 1 đơn vị thay đổi nhỏ nhất đối với giá trị của một cặp tiền tệ. Với hầu hết các loại tiền tệ, một pip được biểu thị ở vị trí thập phân thứ tư trong tỷ giá hối đoái của hai loại tiền tệ. 

Tuy nhiên, vị trí thập phân này có thể thay đổi đối với một số cặp tiền. Ví dụ đối với các cặp tiền tệ liên quan đến JPY (như USD/JPY, GBP/JPY), một pip được biểu thị bằng số thập phân thứ hai.

Vậy pip biểu thị trong đồ thị thực tế như thế nào?

Giả sử,

Bạn đã mở một vị thế mua khi giá là 1.14387. Bạn dự đoán rằng giá sẽ tăng, nhưng giá thực tế lại đi theo hướng ngược lại. Bây giờ bạn quyết định đóng vị thế (cắt lỗ) khi tỷ giá hối đoái là 1.14312.

Vậy bạn đã mất bao nhiêu pip?

Như cách tính ở trên thì bạn đã bị lỗ: 1.14387 – 1.14312 = 0.0075 tương đương 7.5 pips

Vậy giá trị Pip được quy đổi ra tiền như thế nào? Nếu tôi lời 30 pips là tương ứng với bao nhiều tiền?

Cùng tôi xem tiếp ở khái niệm tiếp theo nhé.

2. Lot

Trước tiên, hãy xem video của tôi:

YouTube video

Có một điều mà bạn cần phải để ý là khối lượng giao dịch Forex luôn được tính theo 3 cách tiêu chuẩn (đơn vị là tính là Lot):

  • Lot chiêu chuẩn (Standart Lot)
  • Lot nhỏ (Mini Lot)
  • Lot siêu nhỏ (Micro Lot)
Kích thước lô (Lot Đơn vị tiền tệ cơ sở tương ứng Khối lượng trên MT4 (Lot) Giá trị Pip tính bằng đơn vị tiền cơ sở
Lot tiêu chuẩn 100 000 1 1 Pip = 10 đơn vị tiền cơ sở
Lot nhỏ 10 000 0.1 1 Pip = 1 đơn vị tiền cơ sở
Lot siêu nhỏ 1 000 0.01 1 Pip = 0.1 đơn vị tiền cơ sở

Trên thực có nhiều sàn Forex đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách cho phép giao dịch ở kích thước Nano Lot, tức 1 Pip = 0.01 USD (hay còn là tài khoản cent).

Nhưng đổi với tôi, điều đó là vô nghĩa vì số tiền mà bạn kiếm được hoặc mất đi quá nhỏ. Bạn sẽ không học được gì về giá trị của cảm xúc. Trừ khi bạn muốn sử dụng để backtest EA/Robot.

Tiếp tục nhé…

Trong bảng trên, tôi có để đơn vị tiền tệ cơ sở. Đơn vị tiền tệ cơ sở luôn nằm bên phải tỉ giá hối đoái. Ví dụ, đối với EUR/USD đơn vị tiền cơ sở là USD, đối với USD/JPY đơn vị tiền tệ cơ sở là JPY.

Khi giao dịch, chúng ta sử dụng tài khoản bằng 1 loại tiền là USD vì thế tôi sẽ quy đổi giá trị của 1 Pip ra thẳng 1 giá trị duy nhất USD qua bảng dưới đây:

(Để cho đơn giản, tôi chỉ sử dụng 1 loại kích thước lô. Các loại kích thước bạn tự quy đổi nhé)

Loại tỉ giá hối đoái Kích thước lô (Lot) Khối lượng trên MT4 Giá trị Pip tính bằng USD
USD đứng sau Lot tiêu chuẩn 1 1 Pip = 10 USD
USD đứng trước (Pip là số thập phân thứ 4) Lot tiêu chuẩn 1 1 Pip = 10/(USD/XXX) USD
USD đứng trước (Pip là số thập phân thứ 2) Lot tiêu chuẩn 1 1 Pip = 10/(USD/XXX) USD × 100

Ví dụ: Nếu bạn thực hiện giao dịch mua EUR/USD giống như ở trên với khối lượng tiêu chuẩn là 1 lot. Tỉ giá hối đoái EUR/USD giảm 7.5 pips tức là bạn đã bị lỗ 7.5 × 10 = 75 USD

Với một ví dụ khác, nếu bạn bán 1 lot tiêu chuẩn USD/JPY (hình dưới) ở mức giá 104.711, sau đó tỉ giá hối đoái USD/JPY giảm xuống 103.684. Tương đương bạn đã có lợi nhuận 104.711 – 103.684 = 1.027 hay 102.7 pips.

Lợi nhuận tương đương JPY (JPY là đơn vị tiền tệ cơ sở – vì nó nằm bên phải) là: 102.7 × 10 = 1 027 USD

Lợi nhuận tương đương USD là: 102.7 × (10 / 103.684) × 100 = 990.51 USD

3. Bid/Ask

Khi một sản phẩm tài chính được niêm yết trên thị trường mà có thể trao đổi/mua bán đều sẽ luôn bao gồm 2 loại giá:

  • Giá chào bán (Bid): là giá cao nhất mà thị trường sẽ đồng ý bán cho bạn ở một thời điểm nhất định
  • Giá chào mua (Ask): là giá thấp nhất mà thị trường sẽ đồng ý mua từ bạn ở một thời điểm nhất định

Cơ chế giá Bid/Ask được hình thành như một công cụ giúp nhà tạo lập thị trường/Broker có thể thu lợi nhuận chênh lệch gọi là phí Spread.

Trên nền tảng Metatrader 4, giá Bid/Ask/Spread được thể hiện trong cửa sổ Market Watch như hình dưới.

4. Phí Spread (Phí chênh lệch)

Là chi phí bạn phải trả cho broker/dealer của mình dưới hình thức phí chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask.

Ví dụ: Khi bạn xem xét tỷ giá EUR/USD là 1.0661. Giả dụ rằng broker/dealer sẽ định giá Ask là 1.0994 và giá Bid là 1.0664. Chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask gọi là Spread – Phí chênh lệch.

Điều này có nghĩa nếu bạn thực hiện lệnh mua tỉ giá hối đoái EUR/USD, lệnh sẽ được khớp ở giá Ask tức 1.0664. Nói cách khác, bạn đã bị lỗ 3 pips ngay khi vừa thực hiện vị thế mua. Phí 3 pips này sẽ trả cho broker/dealer để vận hành bộ máy của họ.

Tương tự, nếu bạn thực hiện lệnh bán EUR/USD, lệnh sẽ được khớp ở giá Bid tức 1.0661. Mặc dù giá khớp lệnh trùng với giá hiện tại là 1.0661 nhưng khi đóng lệnh, phí 3 pips vẫn sẽ bị trừ. Vì bản chất của tất toán lệnh bán tức là một lệnh mua, và lệnh mua đó sẽ được khớp tại giá Ask.

Trên thực tế, giá Bid/Ask luôn theo đổi theo giây nên Spread của một sản phẩm Forex luôn biến động.

5. Phí Swap (Phí qua đêm)

Là chi phí bạn phải trả cho broker/dealer để duy trì vị thế của bạn qua đêm. Còn gọi là phí chênh lệch lãi suất.

Phí này được sinh ra vì mỗi ngày broker/dealer sẽ đóng lệnh của bạn ở cuối ngày và mở một lệnh mới để duy trì vị thế giao dịch cho bạn. Đây là cơ chế hoạt động chung của cả thị trường, nên phí này không thể tránh khỏi.

Vì thế các bạn nên tập thói quen nhận biết loại phí này ở các sàn khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho mình nhé. 

Cách tính phí Swap/Rollover

Cần 4 biến số để tính được loại phí này đúng theo định nghĩa của nó:

  • Tỷ giá của cặp tiền bạn đang giao dịch (Exchange rate)
  • Chênh lệch lãi suất của 2 loại tiền tệ đang giao dịch (Interest rate Differential)
  • Khối lượng vị thế của bạn (Trading volume)
  • Phí hoa hồng của broker/dealer (Markup)

SWAP = (Khối lượng × (Chênh lệch lãi suất +/- Markup) / 100) × Tỷ giá / Ngày trong năm

  • + Markup nếu tính phí Swap cho lệnh bán
  • –  Markup nếu tính phí Swap cho lệnh mua

Ví dụ: bạn đang giao dịch EUR/USD. Tỷ giá hối đoái hiện tại là 1.3500. Lãi suất của ngân hàng trung ương EU (ECB) là 4%, lãi suất của FED là 3.25%. Trong trường hợp này, bạn giao dịch 1 lot tiêu chuẩn (100.000). Markup là 0.25%

Chênh lệch lãi suất giữa EUR và USD = 4 – 3.25 = 0.75%

Swap bán = (100,000 × (0.75% + 0.25%) / 100) × 1.3500 / 365 = 3.70 USD

Nếu giữ lệnh bán EUR/USD qua đêm bạn sẽ được cộng 3.7 USD vào tài khoản

Swap bán = (100,000 × (0.75 – 0.25) / 100) × 1.3500 / 365 = 1.85 USD

Nếu giữ lệnh mua EUR/USD qua đêm bạn sẽ bị trừ 1.85 USD từ tài khoản.

“Tôi lười tính toán và không muốn mọi thứ phức tạp !”

Thực sự phí Swap và Spread này đã được tính trước cho mỗi cặp tiền tệ và bạn không cần phải thực hiện thêm bước tính toán nào cả.

Tôi vẫn chủ ý hướng dẫn cách tính phí Spread/Swap ở trên vì biết rằng sẽ có một số quý nhà đầu tư muốn hiểu về việc mình đang làm một cách chuyên sâu.

Toàn bộ thông tin này được biểu hiện một cách chi tiết trên nền tảng giao dịch MT4 từ máy tính và trên cả giao diện điện thoại / máy tính bảng.

Chỉ bằng vài thủ thuật đơn giản, bạn có thể xem và hiểu về chi phí cho sản phẩm mình đang quan tâm. Liên lạc với tôi qua cổng chat Zalo / Messenger ngay dưới góc phải nếu bạn cần sự giúp đỡ.

6. Phí Commission

Commission là một dạng phí bên cạnh phí Spread và Swap mà các bạn phải trả cho sàn khi thực hiện giao dịch. Nhưng không phải lúc nào cũng có.

Tôi lấy ví dụ thế này…

Nếu bạn đã từng làm kinh doanh, chắc hẳn bạn sẽ biết tới cách thức thay vì bán một sản phẩm giá 8 đồng và phí ship 2 đồng, bạn có thể bán cũng sản phẩm đó 10 đồng nhưng “Free Ship”.

Thì ở đây cũng vậy, thay vì sàn lấy phí Spread của bạn 12 USD/1 lot giao dịch cho EUR/USD. Bây giờ họ chỉ lấy 2 USD/1 lot nhưng lấy thêm phí Commission 8 USD chia đôi làm 2 vòng (Khi vào lệnh trừ 4 USD và đóng lệnh trừ tiếp 4 USD)

Tổng phí vẫn là 12 USD…

Chỉ là bạn thích chơi kiểu nào mà thôi!

Riêng tôi chưa bao giờ quan tâm quá nhiều về các loại phí đó cả. Trừ phi tôi giao dịch các nghiệp vụ đặc biệt như hedging hay scalping.

7. Re-quote (Khớp lệnh lại)

Là một “hiện tượng báo lỗi” mà bạn sẽ thường xuyên gặp nếu đăng ký giao dịch ở những sàn có hình thức khớp lệnh Instant Execution.

Thị trường giao dịch Forex nói riêng và gia dịch các sản phẩm khác nói chung đều gồm 2 hình thức khớp lệnh bao gồm:

  • Instant Execution: khi bạn muốn mở vị thế ở một vùng giá X mà không có trên thị trường. Hệ thống sẽ báo “Re-quote” tức là lệnh của bạn được trả về vì không có người đối ứng trao đổi sản phẩm với bạn.
  • Market Execution: khi bạn muốn mở vị thế ở một vùng giá X mà không có trên thị trường. Hệ thống vẫn sẽ luôn luôn khớp lệnh cho bạn ở một vùng giá Y mà gần vùng giá X nhất

Cả 2 hình thức này đều có điểm lợi và điểm hại. Tuy nhiên đối với bản thân tôi và những trader tôi gặp qua, hiện tượng báo lỗi Re-quote rất gây ức chế tâm lý khi giao dịch

Bởi vậy, tôi khuyên bạn nên sử dụng hình thức khớp lệnh Market Execution

8. Slippage (Trượt giá)

Đây chính là điểm hạn chế khi bạn sử dụng hình thức khớp lệnh Market Execution.

Chính vì thị trường luôn luôn khớp lệnh cho bạn ở vùng giá gần nhất nên trong những trường hợp biến động mạnh, giá khớp lệnh của bạn sẽ bị lệch so với giá mà bạn mong muốn. Gọi là hiện tượng trượt giá.

Ví dụ ban thực hiện một lệnh mua EUR/USD ở mức giá 1.0661 vào tối thứ 6 và đặt lệnh dừng lỗ ở 1.0630. Tuy nhiên trong cuối tuần có rất nhiều tin tức xấu liên quan đến đồng Euro nên vào sáng đầu ngày thứ 2, tỷ giá EUR/USD mở cửa ở mức giá 1.0600.

Vậy, lệnh dừng lỗ của bạn sẽ bị khớp tại 1.0600 thay vì 1.0630. Điều này có nghĩa bạn đã bị lỗ 61 pips thay vì 31 pips như mong muốn

Tóm lại bạn có thể chọn phương thức khớp lệnh phù hợp với mình. Về phía tôi, phương thức Market Execution vẫn tối ưu hơn.

9. Dip-buying (Mua thấp)

Dip-buying dịch ra là mua thấp. Nó là một thuật ngữ chuyên nghiệp thường dùng trong thị trường tăng trưởng.

Nghĩa là chiến lược mà bạn sử dụng là mua khi giá hồi xuống thấp trong một con sóng tăng dài hạn

10. Short-selling (Bán khống)

Short-selling là một khái niệm ngược với Dip-buying, dịch ra là Bán khống.

Công cụ bán khống này giúp các bạn thực hiện các vị thế bán khi dự báo thị trường có xu hướng giảm.

Ví dụ ở mùa dịch COVID-19 này, rất nhiều nhà đầu tư vỡ trận vì gồng lệnh mua nhưng bạn vẫn có thể là người chiến thắng nếu biết cách sử dụng công cụ bán khống này.

Bán khống nói nôm na nghĩa là bạn đi mượn cổ phiếu của người khác để bán đi mở mức giá mà bạn cho là cao và cầm tiền trong tay. Khi cổ phiếu giảm xuống thấp, bạn dùng số tiền ban đầu mua lại nhiều hơn cổ phiếu ở giá thấp và trả lại số chứng khoán ban đầu. Bạn vẫn còn dư ra một khoản lợi nhuận.

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page