Stop-Hunting là gì? Chiến lược tránh Stop-Hunting

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Đã nhiều lần thị trường luôn đảo chiều sau khi chạm stop-loss và đá bạn văng ra khỏi cuộc chơi với một khoản lỗ vô cùng đau đớn

Liệu có ai đó đang săn điểm dừng lỗ của bạn?

Có ai đang “chơi” bạn?

…có đấy !

Cùng tìm hiểu thật kỹ ở bài viết dưới đây.

Hiểu về Stop-Hunting ?

Stop-Hunting là gì?

Stop-Hunting là hành động hay nói cách khác là chiến lược mà nhà tạo lập thị trường săn các điểm dừng lỗ của bạn

Nhà tạo lập thị trường mà mình muốn nói tới ở đây là các ngân hàng lớn nhất thế giới – người nắm trong tay cuộc chơi này.

Có thể bạn chưa biết, một vài Bank traders quyền lực của ngân hàng đều có thể truy cập vào công cụ Order Book – một nơi lưu trữ tất cả dữ liệu giao dịch trên thị trường.

Ví dụ: mình mua EUR/USD ở giá 1.23456, Stoploss: 1.22000, Takeprofit: 1.25000 chẳng hạn. Các thông tin này đều hiển thị ra trong Order book

[su_note note_color=”#ffe666″]Do đó, Bank traders có thể thấy tất cả các lệnh mua, bán và đặc biệt là các lệnh dừng lỗ. [/su_note]

Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều đang trong tầm ngắm của họ.

Đọc tới đây, mình biết các bạn có thể hơi hoang mang, nhưng khoan…nó không đáng sự nhưng mọi người nghĩ đâu.

Đừng hiểu sai về stop-hunting

Săn dừng lỗ dĩ nhiên mới nghe sẽ có ý nghĩa tiêu cực đặc biệt là với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng thực tế, điều đó đến từ sự thiếu kiến thức về những gì thực sự đang xảy ra trong thị trường.

Không phải lúc nào bạn cũng bị săn.

…nói cách khác, “dòng tiền thông minh” không chủ ý săn những lệnh dừng lỗ của bạn.

Các nhà giao dịch tổ chức – người vận hành dòn tiền thông minh – chỉ đơn giản là nhìn vào biểu đồ hay phân tích để đưa ra những nhận định về cung / cầu, từ đó xác định các vùng giá mà các lệnh dừng lỗ đang xuất hiện nhiều nhất.

Mục đích của việc này không những mang lại một nguồn thu cho các nhà đầu tư có tổ chức mà còn tạo thanh khoản cho thị trường.

Stop-hunting là một cơ chế rất tự nhiên!

Kể cả ở thị trường chứng khoán truyền thống tại Việt Nam cũng có.

[su_quote cite=”William Oneil”]Bằng cách thay đổi suy nghĩ/tư duy của bạn từ một nhà giao dịch nhỏ lẻ sang một nhà giao dịch tổ chức, bạn có thể lần theo dòng tiền thông minh và kiếm lợi nhuận cho mình[/su_quote]

Tại sao stop-hunting lại tồn lại?

Chính xác bởi vì thị trường ngoại hối sử dụng đòn bẩy rất cao, hầu hết những người giao dịch trên thị trường đều hiểu rằng điểm dừng lỗ là rất quan trọng để có thể bảo toàn vốn và tồn tại lâu dài.

Hơn 80% nhà giao dịch trong thị trường không loại bỏ được sự cám dỗ của đòn bẩy cao vì thực tế đã chứng minh đã có nhiều trader thực sự đã trở nên giàu có với việc nâng đòn bẩy lên mức cao nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Và, dừng lỗ là một vũ khí an toàn đưa họ thoát khỏi thị trường khi thị trường không đi theo dự đoán.

[su_note note_color=”#ffe666″]Nếu không có ai sử dụng lệnh dừng lỗ (stoploss) thì chắc chắn không có khái niệm stop-hunting[/su_note]

Mặc dù hình thức này có thể có ý nghĩa tiêu cực đối với một số độc giả, nhưng stop-hunting là một hình thức giao dịch hợp pháp và cần thiết.

Stop-hunting không chi là một nghệ thuật đẩy những người chơi thua cuộc ra khỏi thị trường mà nó còn là một chiến lược tạo thanh khoản cho thị trường.

Dừng vài giây nhé,

Bây giờ, hãy tự xem lại mình. Nếu bạn đã học qua rất nhiều kiến thức trên thị trường về cấu trúc giá, indicators, price action, v.v…chắc chắc bạn sẽ biết đâu là những vùng giá thuận lợi để đặt dừng lỗ đúng không nào?

Mình lấy một ví dụ thế này,

Tâm trí tự nhiên của con người luôn muốn tìm kiếm trật tự, vì vậy các mức giá tròn kết thúc bằng “00” thường sẽ được quan tâm và sử dụng như những vùng hỗ trợ/kháng cự

Ví dụ: nếu cặp EUR/USD giao dịch ở mức 1,2470 và tăng giá trị, hầu hết các điểm dừng lỗ sẽ nằm đâu đấy quanh mức giá 1.2400 thay vì một mức giá thiếu trật tự như 1.2413.

Bản chất của stop-hunting

Để trước khi đi sâu hơn vào mục đích của stop-hunting và chiến lược phòng tránh stop-hunting, các bạn cần hiểu rằng bản của việc săn dừng lỗ là để mua lại các vị thế được thanh lý với giá thấp hơn…hoặc bán các vị thế được thanh lý với giá cao hơn.

Hơi khó hiểu phải không?

Lệnh dừng lỗ (stop-loss) là một dạng lệnh chờ, khi được thực thi sẽ biến thành lệnh thị trường.

Ví dụ: nếu bạn đặt một lệnh dừng lỗ cho một vị thế MUA, việc lệnh dừng lỗ này được thực thi chính là việc bạn BÁN lại vị thế đó ở giá thấp. Kết quả là lệnh dừng lỗ đấy sẽ trở thành vị thế MUA của một người khác.

Nói cách khác, bạn đã bán vị thế tồi tệ của mình cho họ (tồi tệ hay không thì chưa chắc đâu nhé ^^)

Ngược lại cho lệnh dừng lỗ của một vị thế BÁN.

Mục đích của Stop-Hunting là gì?

Liệu rằng Stop-hunting là công cụ chỉ để những nhà tạo lập hưởng lợi ích trên những nỗ lực của chúng ta?

KHÔNG HẲN !!

Có 2 mục đích của stop-hunting sau đây:

Đúng, nhà tạo lập đang hưởng lợi

Thị trường tức là mua và bán, và các nhà tạo lập sẽ có những thuật toán “đi tìm stoploss” và săn chúng để có thể bước vào thị trường với mức giá tốt nhất bằng việc đá chúng ta ra ngoài với một khoản lỗ trong sự ức chế tột cùng.

Nhưng nếu chỉ hiểu như thế này thì hơi phiến diện.

Stop-hunting để tạo thanh khoản cho thị trường

Bản chất thị trường là Mua/Bán song song nên nếu một bên mua quá nhiều hoặc bán quá nhiều thì thị trường sẽ mất thanh khoản. Hay nói cách khác, nếu đám đông cùng thực hiện một hành động giống nhau thì nhà tạo lập sẽ đi giải tán đám đông đó

Ví dụ: nếu rất nhiều lệnh stoploss nằm ở một vùng giá nào đó chứng tỏ là có rất nhiều người ĐÃ MUA. Điều đó làm cho thị trường mất cân bằng và rất khó để tăng tiếp tục lên một vùng giá mới

“Giải tán đám đông” là điều cần làm

Chiến lược là gì ?

Thỏa thuận nhé,…

Thật sự không có cách nào để tránh stop-hunting một cách toàn diện.

Đơn giản bởi vì thị trường sẽ đi đến nơi mà nó muốn đến.

…tất cả những gì bạn có thể làm và cần làm là tham gia thật nhanh vào quá trình di chuyển đó và cắt lỗ khi bạn sai.

Dưới đây là một số trường hợp và bạn có thể lưu ý

  • Không nên đặt điểm dừng lỗ của bạn sát ngay dưới Hỗ trợ (hoặc trên Kháng cự)
  • Không nên đặt dừng lỗ ở Breakeven (vùng giá trùng với giá mua để vô hiệu quá rủi ro) khi giá chưa thực sự đi đủ xa
  • Không nên cài đặt trailing stop quá chặt
  • Không nên đặt dừng lỗ ở ngay đáy trước đó một cách tự do, thiếu phân tích tổng thể.

Mình sẽ giải thích rõ hơn như sau…

1. Không nên đặt dừng lỗ sát ngay dưới Hỗ trợ (hoặc trên Kháng cự)

Đây là lỗi mà gần như nhiều nhà giao dịch mắc phải nhất.

Ở hình trên, bạn có nhận ra vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.08399?

Và bạn có nhận ra điều gì đã xảy ra trước khi giá đổ mạnh về một phía?

Stop-hunting !!![su_highlight background=”#f9ff99″](điểm tô màu vàng)[/su_highlight]

Nhà tạo lập đã đẩy giá đi xuống một chút xíu nhằm quét hết dừng lỗ của các traders thiếu kinh nghiệm và ngay lập tức tăng mạnh.

Thử nghĩ xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu dùng một cái bị dính stoploss và ngồi cặm cụi nhìn giá đi đúng hướng dự đoán ban đầu?

Đau lắm…

Vậy giải pháp cho các trường hợp này là hãy để stoploss xa ra một chút xíu.

Chỉ vậy thôi !

Một số nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ thích giao dịch chiến lược “bẫy giá”. Nghĩa là họ chờ đợi những pha săn stoploss xảy ra, rồi mới vào lệnh với độ tự tin cực lớn.

Từ bây giờ, bạn hãy trang bị kiến thức này vào mỗi khi phân tích hỗ trợ, kháng cự nhé.

2. Không nên đặt dừng lỗ ở Breakeven khi giá chưa thực sự đi đủ xa

Giải thích: Breakeven là vùng giá mà ở đó bạn hòa vốn

Tâm lý của con người luôn lo sợ rủi ro và thích những điều tươi đẹp. Chính vì thế cũng sẽ là tự nhiên nếu bạn cố gắng dời stoploss về vùng giá Mua hoặc Bán để loại bỏ rủi ro.

Tuy nhiên dời không đúng lại trở thành vật cản làm bạn mất tiền.

Mất tiền? Tôi đã dời dừng lỗ về Breakeven rồi mà ?

Không đâu…

Khi bạn bị dính dừng lỗ tại Breakeven và giá lại quay lại xu hướng cũ ngay sau đấy, có chắc là bạn sẽ không TỨC GIẬN?

Nếu có, đấy chính là căn nguyên làm cho bạn đưa những quyết định thiếu sáng suốt ngay sau đấy…và mất tiền.

Cùng xem một ví dụ dưới đây:

Giả sử bạn thực hiện một lệnh Bán sau khi giá phá vùng hỗ trợ 1.08042 thành công ([su_highlight background=”#f9ff99″](điểm tô màu vàng)[/su_highlight])

…và đặt Stop-loss trên [su_highlight background=”#fb8063″]đường kháng cự màu đỏ[/su_highlight].

1h sau, bạn có lời.

Đoán xem bạn có nghĩ sẽ dời stoploss đâu đó từ mức giá cũ là trên đường màu đỏ thấp xuống dưới để giảm rủi ro hay không?

Nếu có, bạn sẽ dời về đâu?

Kinh nghiệm của mình cho thấy, đa số nhà đầu tư sẽ dời Stop-loss sau khi có lời về ngay vùng giá họ đã thực hiện lệnh bán và kì vọng giá tiếp tục giảm nhiều hơn (lúc này có chạm dừng lỗ đi chăng nữa thì cũng không bị mất xu nào)

Cuối cùng như trên hình, bạn thấy rồi đấy !!

Giá quay ngược lại cắn dừng lỗ tại Break-even, rồi lại tiếp tục cắn tiếp một phát nữa ở vùng kháng cự màu đỏ (được tô tròn) nơi mà cũng có nhiều traders không dời stoploss.

Sau đấy thị, giảm cực mạnh.

Ai mà bị mất tiền trong trường hợp này thì đau quá đau.

3. Biết khi nào nên chốt lời

Ở ngay trong cách thứ 2 phía trên, bạn có thể nhìn ra được thị trường “đẫm máu” như thế nào rồi đúng không nào?

Chúng ta biết là không nên đặt dừng lỗ quá gần, hay không nên quá vội vàng kéo dừng lỗ về Break-even khi giá đi chưa xa nhưng vậy là chưa đủ.

[su_note note_color=”#ffe666″]Chốt lợi nhuận đúng thời điểm thật sự quan trọng!![/su_note]

Một trong những nguyên tắc phải tránh của một trader là hạn chế biến một giao dịch có lời trở thành một khoản lỗ.

Đọc thêm tại đây:

12 quy tắc thành công trong giao dịch Forex

Đúng, điều này cực kì quan trọng.

Nhưng để làm được điều đó, bạn phải trau dồi kiến thức về phân tích kỹ thuật và một ít về phân tích cơ bản.

Xem ví dụ dưới đây:

Bằng việc sử dụng phương pháp vẽ đường trendline để xác định cấu trúc đồ thị và “định lượng” biên độ giao động, bạn có thể phần nào đoán được nơi nào là kết thúc của một con sóng.

Ở hình trên, bằng việc nối lại các đỉnh và đáy trong quá khứ, bạn có một đường trendline tăng.

Nếu may mắn bạn mua được cặp Forex này ở điểm tô vàng, bạn NÊN chốt lợi nhuận ở đâu đó ở vùng hình chữ nhật đỏ.

Chứ…trường hợp này mà không chốt lời thì…TOI THẬT.

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page