6 lý do khiến 90% các nhà giao dịch thất bại

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Có một sự thật như thế này,

Tỷ lệ thất bại của các nhà giao dịch là cực kỳ cao. Dựa trên những gì tôi thấy, cứ 10 nhà giao dịch chỉ cố gắng 1-2 sẽ có lợi nhuận liên tục  (lạc quan ở đây).

Trong bài đăng này, tôi chia sẻ với bạn 6 lý do lớn nhất khiến hầu hết các nhà giao dịch thất bại, và hy vọng bạn sẽ không trở thành một trong số họ.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại cao như vậy? 

#1 – Nghĩ rằng nó dễ dàng

Bạn cần phải đọc cái này.

Nếu bạn muốn trở thành bác sĩ và cuối cùng kiếm được thu nhập 6 con số mỗi năm, bạn phải vượt qua hàng loạt thách thức.

Bắt đầu với 5 năm đầu tiên của bạn ở trường đại học.

Dĩ nhiên, nhà trường sẽ bằng nhiều cách ngăn bạn lại để đảm bảo rằng chỉ những người phù hợp về mặt học vấn mới được ra khỏi trường bằng rất nhiều bài kiểm tra đánh giá khả năng cảm xúc cùng với trí thông minh của bạn.

Khi học xong, bạn phải vượt qua vài năm thực tập nhiều gian khổ với mức lương èo ọt để nâng cao tay nghề.

Khi bạn đã có giấy phép hành nghề, lúc này mới tạm gọi là có một chút ổn định nhưng thu nhập thì vẫn không khá hơn là bao.

Rôi áp lực cuộc sống đẩy bạn cố gắng hơn nữa trong nhiều năm để mở một phòng khám của riêng mình.

Kết quả cuối cùng là sau 8 năm đại học và thêm 5-7 năm dốc sức lực cho người khác, bạn có thể sẽ liên tục kiếm được thu nhập 6 con số.

Vón vén 15 năm đấy các bạn!

Bây giờ, hãy xem xét giao dịch Forex.

Bạn cần những gì để trở thành một nhà kinh doanh?

Well,

Một chiếc máy tính tồi tàn và $1000. Tuy nhiên, hầu như mọi người đều nghĩ rằng họ sẽ kiếm được thu nhập 6 con số ổn định trong vài tháng hoặc thậm chí vài ba năm.

Họ quên một thực tế rằng những người thành công ở nền công nghiệp này cũng phải mất vài chục năm để dám tự nhận mình là một nhà giao dịch thành công.

Họ cũng quên thực tế rằng các quỹ đầu tư quăng ra thị trường hàng triệu USD mỗi năm chỉ để kiểm tra và nâng cấp hệ thống giao dịch.

Hãy thành thật ở đây.

Tôi chắc chắn bạn đã từng nghĩ rằng có thể sẽ nhanh thôi, chỉ với một chiếc laptop và vài ngàn USD từ tiền tiết kiệm, ban có thể nằm thư giãn trên du thuyền ở Vịnh Hạ Long,…

…nhập một vài giao dịch vào thị trường và chờ thu nhập 6 con số đổ vào tài khoản mỗi tháng.

Vậy, có thể bạn đang hỏi tôi điều đó thực sự tồn tại?

Có.

Nhưng bạn cần 2 điều kiện: VỐN và KIẾN THỨC

Từ bây giờ, nếu bạn mới chỉ đâu đó 2 năm tuổi nghề ở thị trường tài chính, thì dừng ngay các suy nghĩ viễn vông ở trên.

Và bắt đầu chú trọng hơn vào xây dựng VỐN và KIẾN THỨC cho bản thân bằng cách:

  1. Tập trung vào cách nâng xác xuất chiến thắng hoặc tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro thay vì chú trọng vào tiền bạc.
  2. Quản lý vốn chặt chẽ. Cố gắng sống thật lâu với 1 tài khoản.
  3. Ghi nhật ký giao dịch mỗi ngày giao dịch.
  4. Đọc thêm sách và suy ngẫm nhiều hơn.
  5. Có một công việc chính !

#2 – Ngập ngụa trong kiến thức

Sau khi đốt cháy một vài tài khoản giao dịch,

Bạn nhận ra rằng giao dịch là một kỳ công, và bạn tự đòi hỏi nhiều kiến ​​thức hơn.

Vì vậy,

Bạn bắt đầu đọc sách, tiêu thụ tất cả những gì nghe-thấy được trên internet và đăng ký các khóa học giao dịch để có thêm kiến ​​thức.

Ví dụ như thế này,

  • Bạn tìm hiểu về các chỉ báo Stochastics để đi tìm các điểm quá MUA, quá BÁN.
  • Bạn nghiền ngẫm về cách mà dãy Fibonacci dự báo giá trong tương lai.
  • Bạn ghi nhớ tất cả các mẫu hình nến báo hiệu sự đảo chiều trên thị trường.

Tôi tin là còn nhiều nữa.

Sau một thời gian, bạn gặp phải tình trạng tê liệt khi phân tích,  ý tôi muốn nói là trạng thái phân tích quá mức một tình huống để rồi không thể nào ra được quyết định.

Cuối cùng ban đưa ra một hành động hoàn toàn dựa vào cảm xúc !

Để tôi lấy ví dụ thực tế,

Bạn nhận thấy RSI của mình đang bị bán quá mức và bạn đang nghĩ đến việc MUA. Nhưng chỉ báo động lượng hiện tại đang chống lại bạn, và hành động giá vừa tạo nên một mô hình Shooting Star đảo chiều giảm.

Well,

Bây giờ phải làm gì đây?

Đây là một ví dụ điển hình của tình trạng tê liệt phân tích khi bạn có quá nhiều thông tin đến cùng một lúc.

Nó làm tê liệt quá trình ra quyết định của bạn.

Bạn nghĩ rằng bằng cách thu thập thêm kiến ​​thức, nó sẽ cải thiện giao dịch của bạn, nhưng mọi thứ còn tệ hơn.

Nếu bạn gặp phải tình trạng tê liệt về phân tích giống như trên,

[su_note note_color=”#f4d562″ text_color=”#000000″]Lời khuyên là: hãy chọn chỉ một vài thôi các công cụ giao dịch mà bạn cảm thấy thoải mái và gắn bó với nó.[/su_note]

Và, bỏ qua phần còn lại.

[su_quote cite=”Steve Clark”]Gần như tất cả các nhà giao dịch thành công mà tôi từng biết chỉ cố gắng làm tốt một việc, và họ làm điều đó rất tốt. Tốt hơn bất kì ai.[/su_quote]

#3 – Đi lòng vòng

Về giao dịch, một trong những chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên google là chiến lược giao dịch.

Các nhà giao dịch chỉ đơn giản là bị mê hoặc bởi các chiến lược giao dịch. Họ nghĩ rằng có một chén thánh ngoài kia, để nhẹ nhàng kiếm lợi nhuận tháng này qua tháng khác.

Tôi cũng đã từng không thể thoát khỏi tư duy đó.

Nói thật,

Tôi đã bị lạc và bối rối trong 3 năm đầu giao dịch của mình. Tôi đã cố gắng tìm hiểu các hệ thống giao dịch khác nhau, và nghĩ rằng nó sẽ giúp tôi trở thành một triệu phú.

Cuối cùng, năm này qua năm khác, tôi thay hệ thống giao dịch như thay áo mới. Và vốn thì vẫn suy giảm đều đặn.

Không khó để tìm ra một chiến lược giao dịch.

Hãy thử vào bất kỳ diễn đàn giao dịch nào và bạn có thể tìm thấy vô số chủ đề trên đó. Nhưng tìm ra một chiến lược giao dịch có lợi thế trên thị trường và phù hợp với tính cách của bạn,…

…đó hoàn toàn là một điều khác.

Vậy bạn có thể khắc phục điều này bằng cách nào?

Không có câu trả lời nào tốt hơn là một trích dẫn của Anthony Robbins mà tôi luôn tâm đắc.

[su_quote cite=”Anthony Robbins”]Bây giờ tôi sẽ nói với bạn rằng chiến lược tốt nhất trong hầu hết mọi trường hợp là những mẫu hình lặp đi lặp lại và sinh ra lợi nhuận. Hãy đi tìm một người đã đạt được thành công và cố gắng khai thác kiến ​​thức của họ. Tìm hiểu những gì họ đang làm, niềm tin cốt lõi của họ là gì và cách họ suy nghĩ. Điều này không chỉ giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng lớn thời gian thay vì phải chạy lòng vòng.[/su_quote]

#4 – Quản lý rủi ro kém

Để tôi kể bạn nghe,

Ngân hàng thường sẽ có 3 không gian chính: trước, giữa và sau.

Trước là phòng giao dịch, gần như những gì đẹp nhất thường ở đó. Văn phòng phía sau là bộ phận hoạt động khối cá nhân và doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ phòng giao dịch.

Nhưng cả 2 khối trên sẽ gặp rắc rối lớn nếu không có hệ thống ngầm phía sau như phòng thẩm định, nguồn vốn, quản trị rủi ro,…

Bây giờ, nếu nhìn qua một hệ thống giao dịch thì sao ?

Cho dù hệ thống giao dịch của bạn có tuyệt vời đến đâu, nó vẫn sẽ thất bại nếu hoạt động động quản lý rủi ro yếu kém.

Để tôi làm rõ một xíu,

Hoạt động quản lý rủi ro ở đây KHÔNG ĐƠN THUẦN chỉ là nên trade khối lượng bao nhiêu, tỷ lệ RR như thế nào,…mà cái tôi muốn nói là:

  • Bạn có công việc backup mang về thu nhập cho những tháng thua lỗ hay không?
  • Nếu hoạt động giao dịch yếu kém trong 3 tháng, bạn có đủ nuôi sống bản thân hay không?
  • Bạn có suy nghĩ quá nhiều về tiền bạc hay không ?
  • Hôm nay, ngày mai, tuần tới không giao dịch…bạn vẫn vui chứ?

Còn nhiều nữa lắm.

Hãy tin tôi đi,

[su_note note_color=”#f4d562″ text_color=”#000000″]Nếu cuộc sống của bạn không đủ tốt, nếu bạn còn quá chậc vật với cơm áo gạo tiền thì sớm muộn tài khoản giao dịch của bạn cũng bốc hơi mà thôi.[/su_note]

Bây giờ tôi sẽ nói thiên về kỹ thuật hơn một chút.

Giả sử bạn có một hệ thống giao dịch với xác xuất chiến thắng 60% và tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro từ 1 đến 2.

Giả sử nhé,

Lịch sử giao dịch của bạn là: Thua-Thua-Thua-Thua-Thắng-Thắng-Thắng-Thắng-Thắng-Thắng. (Vẫn thắng 60% thời gian nhé)

Nếu bạn đặt hạn mức rủi ro 25% cho mỗi giao dịch, thì chỉ đến giao dịch thứ 4 là bạn đã đốt cháy toàn bộ tài khoản của mình rồi.

Khi không còn tiền trong tài khoản thì bạn chả làm được gì cả!

Mặt khắc, nếu bạn rủi ro 2% cho mỗi giao dịch, bạn sẽ thu được 4% ròng (- 2 – 2 – 2 – 2 + 4 + 4 + 4 = 4)

Bạn có thấy được giá trị của quản trị rủi ro chưa?

[su_quote cite=”Paul Tudor Jones”]Không có gì ngạc nhiên khi quản lý rủi ro là điều xa xỉ đối với hầu hết các nhà giao dịch, điều này có thể giải thích tại sao hầu hết các nhà giao dịch thất bại. Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh này, hãy học mọi thứ có thể về cách quản lý rủi ro phù hợp.[/su_quote]

#5 – Không có tư duy cắt lỗ

Tôi đã thấy nhiều nhà giao dịch mở các vị thế trên thị trường chỉ với một kỳ vọng về giá chốt lời (Take Profit).

Điều này nói lên rằng,

Họ hoàn toàn tự tin rằng thị trường chắc chắn sẽ đi theo hướng của dự đoán và dĩ nhiên, không cần phải lo lắng về việc thua lỗ.

Tự tin là tốt, không có tự tin bạn sẽ chẳng thể giao dịch !

Nhưng, cái tôi muốn nói ở đây là,

[su_note note_color=”#f4d562″ text_color=”#000000″]Việc quá tự tin đôi lúc sẽ làm cho bạn dính phải các khoản lỗ rất lớn. Lớn về mặt tiền bạc và tinh thần. Tôi đã bị nhiều lần, và mỗi lần như vậy đánh mất của tôi 10 ngày thậm chí 1 tháng để lấy lại tinh thần và sự tự tin trước đó.[/su_note]

Ví dụ,

Nếu bạn thực hiện một giao dịch và thị trường chạy đúng hướng ngay sau đó. Điều này thực sự rất dễ chịu, phải nói rằng cảm giác này giống như bạn đang là một ông Vua vậy đó.

(Điều này là hoàn toàn có thể nếu bạn có một chiến lược và khả năng chờ đợi tốt. Tôi có biết nhiều người làm được thế này)

Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu trước khi giá chạm mục tiêu chốt lời và quay ngược trở lại ?

Niềm tin thái quá sẽ làm lu mờ lý trí của ban!

Nó thể hiện qua việc giá càng chạy ngược xa với mục tiêu chốt lời thì bạn càng vào thêm lệnh lớn hơn (tức là Quân bình giá) để “ăn nát” thị trường

Cuối cùng, toàn bộ lợi nhuận bạn kiếm trong 3 tháng đã hoàn toàn bốc hơi sau một đêm đấu tay đôi với thị trường.

Câu chuyện nghe quen thuộc chứ?

Bây giờ hãy xem xét nó theo cách này…

Khi bạn đang điều khiển một chiếc xe hơi, bạn cần phải có một cặp phanh trong đó. Bởi vì bạn biết rằng sẽ có xe cộ ngược chiều chống lại bạn, yêu cầu bạn phải giảm tốc độ hoặc thậm chí dừng lại.

Nếu không bạn sẽ gặp tai nạn.

Tương tự như vậy, khi giao dịch, bạn phải luôn luôn đặt ra một mức giá cắt lỗ bất kể phân tích của bạn có tốt đến đâu.

Bởi vì,

Thực hiện một giao dịch mà không có kế hoạch thoát ra cũng giống như lái một chiếc ô tô mà không có phanh.

Xe càng nhanh, càng xịn xò bạn càng dễ mất kiểm soát. Chiến lược càng tốt, càng hiệu quả bạn càng dễ “CHẾT” với thị trường.

Hãy tin tôi đi.

#6 – Thiếu kế hoạch giao dịch

Kế hoạch giao dịch là kim chỉ nam hướng dẫn giao dịch của bạn đi đúng hướng.

Nó bao gồm tất cả mọi thứ từ vào – ra lệnh, quản lý rủi ro, thị trường mục tiêu, khung thời gian và khối lượng, v.v…

Đó là kế hoạch thành công của bạn.

Tôi dám nói rằng sẽ không có 2 nhà giao dịch nào có cùng một kế hoạch giao dịch và một kết quả giống nhau …

…do sở thích và tư duy về rủi ro khác nhau.

Hầu hết các traders đều tham gia vào thị trường mà không có kế hoạch giao dịch chỉnh chu.

Họ chỉ giao dịch dựa trên cảm nhận, cảm xúc hoặc thụ động tin theo những lời khuyên thiếu trách nhiệm bên ngoài.

Khi bạn không biết mình đang làm gì, bạn sẽ chẳng có gì.

Khi giao dịch, có thể có nhiều lý do khiến bạn không có lãi. Đó có thể là các vấn đề về kỷ luật, các yếu tố tâm lý hay chỉ đơn giản là thị trường quá “dở chứng”.

Và, nếu không có kế hoạch giao dịch, bạn sẽ không bao giờ biết đâu là nguyên nhân để mà sửa đổi.

Hãy tiếp cận theo cách này,

Đầu tiên, tự soạn ra một kế hoạch giao dịch chi tiết.

Thứ 2, nếu nó giúp bạn kiếm tiền thì coi như là bạn có thể có lợi thế trên thị trường. Cứ thế phát huy.

…nhưng nếu nó khiến bạn mất tiền thì không phải bàn cãi, kế hoạch giao dịch của bạn cần được cải thiện ngay lập tức.

Nói cách khác,

Một kế hoạch giao dịch cho phép bạn lọc ra những gì đang hoạt động tốt và những gì không.

Kết luận

Giao dịch cũng giống như bất kỳ một nghề nghiệp chuyên nghiệp nào như kỹ sư, bác sĩ hoặc luật sư. Nó cần nhiều năm cam kết và nỗ lực để đạt được thành tích tốt và bạn phải sẵn sàng học hỏi từ những sai lầm của mình.

Điều tuyệt vời của việc học là bạn có thể thu lợi từ kinh nghiệm của người khác, để giảm bớt thời gian học tập của mình.

Nếu bạn có thể giảm số lượng sai lầm trong giao dịch, thì bạn sẽ tiến gần hơn đến việc có lợi nhuận ổn định.

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page