Hướng dẫn giao dịch với Price Action (Hành động giá)

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Có thể bạn đang tự hỏi

“Giao dịch với Hành động Giá là gì?”

Giao dịch hành động giá là một phương pháp dựa trên dữ liệu giá cả trong lịch sử (Giá mở cửa, cao, thấp và giá đóng cửa), nhằm giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Không giống như các chỉ báo, hoặc giao dịch thuật toán … hành động giá cho bạn biết thị trường đang làm gì và bạn sẽ thích ứng với điều đó để nhảy nhót theo xu hướng thị trường.

Đây không phải là Chén Thánh.

Tuy nhiên, tôi khẳng định bạn nên dành thời gian để học giao dịch hành động giá, bởi vì nó sẽ cho phép bạn đọc hiểu biểu đồ rõ ràng hơn. Đồng nghĩa với đó là các vị thể ra/vào của bạn cũng sẽ tốt hơn.

Đây là những gì bạn sẽ khám phá:

  • Cách đọc CẤU TRÚC GIÁ và xác định điểm vào lệnh
  • Cách sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự đơn giản mà chưa ai nói với bạn
  • Các mẫu hình giá tiếp diễn xu hướng
  • Các mẫu hình giá đảo chiều
  • Bí quyết đọc hiểu nến Nhật tinh giản mà không cần phải ghi nhớ quá nhiều các mẫu hình khác nhau

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Bắt đầu nhé!

A. Cách đọc Cấu Trúc Giá và xác định điểm vào lệnh

Bạn hẳn đã biết rằng thị trường luôn có xem kẽ 3 kiểu di chuyển đó là:

  • Tăng giá
  • Giảm giá
  • Đi ngàng

Trước khi đi vào chi tiết cách đọc cấu trúc giá, tôi muốn bạn thỏa thuận với tôi là sẽ luôn định hướng hành động của mình để:

  • Mua khi giá tăng
  • Bán khi giá giảm
  • Ngồi chờ khi giá đi ngang

Nghe có vẻ ngu ngốc về lời đề nghị của tôi.

Nhưng khoan…

Tôi đã gặp rất nhiều người đã luôn “nỗ lực” để mua khi giá giảm với mong muốn bước vào thị trường với mức giá rẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Và ngược lại.

….

MUA KHI GIÁ GIẢM?

BÁN KHI GIA TĂNG?

Không biết bạn đang suy nghĩ nhưng thế nào nhưng đối với tôi đó là điều ngu ngốc bạn có thể làm với tiền của mình.

Nếu đồng ý thỏa thuận với tôi, bây giờ chúng ta sẽ bước vào chi tiết.

1. Cách xác định xu hướng tăng (Uptrend)

Một xu hướng tăng được định nghĩa là có các đỉnh mới cao hơn và các đáy mới cao hơn đang được tạo ra.

MUA ở đâu trong một xu hướng tăng?

Có 2 cách cơ bản để xác đinh một điểm MUA trong xu hướng tăng.

  • Mua Break-Out

Nói một cách đơn giản, bạn thực hiện mua khi giá bắt đầu PHÁ VỠ đỉnh cũ để bắt đầu tạo ra đỉnh mới cao hơn.

  • Mua Re-test

Khác với việc mua ngay lập tức khi giá bắt đầu phá vỡ đỉnh cũ, đối với phương pháp này, bạn thực hiện mua khi giá ĐÃ phá vỡ đỉnh cũ thành công.

Điểm MUA sẽ được tối ưu khi giá giảm về lại (Re-test) vùng đỉnh cũ để “nạp năng lượng” cho đà tăng tiếp theo

Lưu ý: Đối với cả 2 trường hợp MUA vào như trên, bạn sẽ CẮT LỖ khi giá giảm vượt quá ĐÁY trước đó

2. Cách xác định xu hướng giảm (Downtrend)

Một xu hướng giảm được định nghĩa là có các đỉnh mới thấp hơn và các đáy mới thấp hơn đang được tạo ra.

BÁN ở đâu trong một xu hướng giảm?

Có 2 cách cơ bản để xác đinh một điểm BÁN trong xu hướng giảm:

  • Bán Break-Out

Nói một cách đơn giản, bạn thực hiện bán khi giá bắt đầu PHÁ VỠ đáy cũ để bắt đầu tạo ra đáy mới thấp hơn.

  • Bán Re-test

Khác với việc bán ngay lập tức khi giá bắt đầu phá vỡ đáy cũ, đối với phương pháp này, bạn thực hiện bán khi giá ĐÃ phá vỡ đáy cũ thành công.

Điểm BÁN sẽ được tối ưu khi giá tăng về lại (Re-test) vùng đáy cũ để “nạp năng lượng” cho đà giảm tiếp theo

B. Cách sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự không ai nói với bạn

Trước tiên, hãy xác định Hỗ trợ và Kháng cự là gì?

Hỗ trợ (Cản dưới) – Một vùng giá nằm ngang trên biểu đồ giá. Ở đó, bạn có thể mong đợi người mua nhảy vào thị trường để đầu cơ giá lên.

Kháng cự (Cản trên) – Một vùng nằm ngang trên biểu đồ giá. Ở đó, bạn có thể mong đợi người bán tham gia để đầu cơ giá xuống.

Đây là một ví dụ,

1. Hỗ trợ và Kháng cự ở đồ thị H4 của EUR/USD:

EUR/USD đang di chuyển đi ngang, nên chúng ta có kháng cự và hỗ trợ như trên hình

Nhìn trên hình bạn có nhận ra,

Giá thường tăng lên sau khi giảm xuống chạm Hỗ trợ và thường giảm xuống sau khi tăng lên chạm Kháng cự?

Nói cách khác Hỗ trợ/Kháng cự là vùng giá đảo chiều tiềm năng.

Hoặc bạn có thể tưởng tượng hỗ trợ giống như “sàn nhà” và kháng cự giống như “trần nhà”. Bạn ném trái bóng lên trên, nó sẽ rớt xuống, và nảy lên lại.

2. Hỗ trợ ở đồ thị H4 của S&P500

Ở đồ thị trên, bạn có thể thấy giá đang di chuyển trong một xu hướng tăng.

Và,

Trong chu kỳ tăng trưởng đấy, giá điều chỉnh giảm ngắn hạn về các vùng Hỗ trợ và sau đó tăng trở lại về xu hướng chính.

Nói nôm na, hỗ trợ trong xu hướng tăng là các các mức cản tâm lý mà ở đó những người MUA đang chờ đợi để nhảy vào và đầu cơ giá lên.

Thật tuyệt vời đúng không nào?

3. Kháng cự ở đồ thị H1 của giá Vàng (XAU/USD)

Tương tự như đồ thị của S&P 500, nhưng khác là XAU/USD đang di chuyển trong một xu hướng giảm.

Và chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng,

Sau mỗi lần giá hồi phục ngắn hạn trở về kháng cự thì nó quay đầu giảm tiếp theo đà xu hướng chính. Vì ở các mốc giá kháng cự là cản tâm lý nơi những nhà đầu cơ giá xuống đang chờ đợi để nhảy vào.

Tới đây bạn đã bắt đầu hình dung ra chức năng của Hỗ trợ và Kháng cự chưa?

Tiếp tục nhé,

4. Hỗ trợ và Kháng cự có thể hoán đổi vai trò.

Điều này có nghĩa là..

Khi Hỗ trợ phá vỡ, nó có thể trở thành Kháng cự. Và khi tương tự, khi Kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành hỗ trợ.

Để tôi giải thích qua ví dụ sau,

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự ở đồ thị H1 EUR/USD

Có thể hiểu như thế này,

Trong một xu hướng tăng, chúng ta có các cản HỖ TRỢ được tạo thành để làm bàn đạp đưa giá lên cao hơn. Và tương tự, các mức KHÁNG CỰ được tạo thành trong một xu hướng giảm để kích thích giá giảm hơn nữa.

Vậy sẽ thế nào nếu trong một xu hướng tăng, các mức hỗ trợ bắt đầu chuyển thành kháng cự?

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự là dấu hiệu cho một xu hướng giảm đã/đang bắt đầu.

Hãy xem cách mà hỗ trợ chuyển thành kháng cự (tăng chuyển thành giảm) trên cặp tiền EUR/USD

Ban đầu giá EUR/USD tăng tạo thành một vùng Hỗ trợ.

Nhưng, nhanh chóng sau đó…

Mức Hỗ trợ này bị phá vỡ mạnh mẽ biến động lượng tăng trở thành giảm và kháng cự mới hình thành cho xu hướng giảm mới.

Kháng cự biến thành hỗ trợ ở đồ thị H4 S&P 500

Tương tự, các mức kháng cự chuyển thành hỗ trợ là dấu hiệu cho một xu hướng tăng mới.

Hãy xem cách mà kháng cự chuyển thành hỗ trợ (giảm chuyển thành tăng) trên chỉ số chứng khoán S&P500.

Ban đầu, đồ thị S&P 500 có tạo thành một vùng Kháng như trên hình.

Nhưng sau đó,

Xu hướng quay trở lại chiều tăng và vùng Hỗ trợ mới được hình thành, đỡ giá lên các mức cao mới.

4 năm về trước, tôi đã cảm thấy rất tuyệt vời khi nhận ra điểm đặc biệt này của thị trường.

Vậy,

Ý nghĩa đằng sau sự chuyển đổi này là gì ?

Hiển nhiên rằng là, khi giá phá vỡ Hỗ trợ đi xuống, các nhà giao dịch nắm giữ các vị thế Mua lên sẽ bị thua lỗ.

Xem ví dụ sau:

Khi đó,

Nếu giá phục hồi trở lại Hỗ trợ trước đó, nhóm nhà giao dịch bị lỗ này có thể thoát khỏi các giao dịch thua của mình với mức lỗ thấp hơn.

Việc phe Mua thoát lệnh đó cũng góp phần tạo ra lực bán xuống.

Chưa hết,

Về lý thuyết cấu trúc sóng, việc phá vỡ Hỗ trợ là dấu hiệu ban đầu của sự đảo chiều từ tăng sang giảm nên phe Bán sẽ nhảy vào thị trường để đu theo.

Và,

Dĩ nhiên, Seller sẽ thích hơn nếu được bán xuống ở mức cao!

Vì vậy khi giá tăng trở lại kháng cự, nó mang lại lợi ích cho cả phe Mua và phe Bán. Đồng thời, lực giảm cũng sẽ mạnh hơn khi cộng hưởng bởi hành vi thoát lệnh của phe Mua và hành vi bán ra của phe Bán.

Xem hình sau:

Một hành động Win – Win

Và cuối cùng, một Kháng cự mới được tạo thành cho xu hướng giảm mới.

Có lý chứ ?

Bây giờ bạn có thể tự hỏi…

5. Làm sao để vẽ được chính xác Hỗ trợ và Kháng cự?

Đó là một câu hỏi hay.

Và, đây là các nguyên tắc tôi sử dụng.

1. Thu nhỏ lại biểu đồ của bạn một chút để nhìn rõ hơn các bối cảnh

2. Nối các đỉnh/đáy rõ ràng trước mắt bạn nhất để có được kháng cự/hỗ trợ.

3. Nhìn lại một lần nữa và tìm các mức hỗ trợ/kháng cự nào có số lần chạm/đảo chiều nhiều nhất. Đó chính xác là các mức giá quan trọng.

Xem ví dụ sau:

Chỉ bằng việc vẽ ra 3 đường ngang, tôi đã có thể nhanh chóng và rất dễ dàng xác định các mức hỗ trợ kháng cự.

Đồng thời cũng nhìn ra được cách mà giá di chuyển từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng với ý tưởng rằng:

  • Hỗ trợ chuyển thành kháng cự khi giá chuyển từ tăng sang giảm
  • Kháng cự chuyển thành hỗ trợ khi giá chuyển từ giảm sang tăng

Bạn có thể nhìn ra cách giá di chuyển giống như tôi đang làm chứ?

Ở hình trên có nhiều mức hỗ trợ kháng cự nhỏ khác mà tôi tin là bạn có thể tìm ra, nhưng nếu gọi là các mức chính, thì là 3 mức được xác định ở trên.

Tiếp theo,

6. Hỗ trợ và Kháng cự động

Theo phân tích kỹ thuật Cổ điển, Hỗ trợ và Kháng cự là các đường nằm ngang trên biểu đồ của bạn.

Điều này rất hữu ích khi thị trường đang trong một phạm vi di chuyển sideway đi ngang. Nhưng trong các thị trường có xu hướng rõ ràng, nó sẽ khó hoạt động tốt.

Và,

Tôi nói tới chủ đề này như một giải pháp tối ưu.

Là, sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự động.

Để tôi giải thích,

Nó có nghĩa là Hỗ trợ và Kháng cự “di chuyển cùng” với giá cả thay vì nằm yên một chỗ và chờ giá chạm tới.

Ví dụ:

Đường trung bình động 50 kỳ (MA50) có thể hoạt động như Hỗ trợ động trong một xu hướng mạnh. Giá bật lên sau khi chạm MA50.

Hoặc ví dụ khác là MA100, đôi lúc nó cũng hoạt động như một Kháng cự như thế này:

Lời khuyên hữu ích: trong một xu hướng rõ ràng, chiến lược sử dụng đường trung bình để tìm điểm ra vào lệnh là cực kì hiệu quả. Bạn hãy để ý điều này và chọn ra 1 hoặc 2 đường trung bình để làm chỉ báo giúp bạn xác định các vùng đảo chiều tiềm năng

C. 4 chu kỳ cơ bản của thị trường

Điều kiện Thị trường là luôn thay đổi (tôi chắc rằng bạn đã nhận ra điều này).

Nó có thể là một xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc đi ngang. Cũng có thể có độ biến động thấp, độ biến động cao, v.v…

Nhưng,

Nếu lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, bạn sẽ nhận ra thị trường thuộc phạm vi của 1 trong 4 giai đoạn sau:

  1. Tích lũy
  2. Tăng giá
  3. Phân phối
  4. Giảm giá

Tôi sẽ giải thích…

1. Giai đoạn tích luỹ

Giai đoạn tích lũy có thể hình dung là sự tích tụ năng lượng cho một con sóng TĂNG mới. Hình thái của nó có thể là một chu kỳ đi ngang (Sideway), một nêm giảm (Falling Wedge) hoặc một mô hình cái chén (Rounding bottom), và nhiều mô hình khác.

Dưới đây là ý nghĩa của giai đoạn tích luỹ:

  • Xảy ra như một sự tìm kiếm điểm kết thúc cho một xu hướng giảm. Hoặc có thể là sự tái tạo năng năng lượng để tiếp diễn một xu hướng tăng mới trên cơ sở một xu hướng tăng trước đó.
  • Là nơi mà xảy ra nhiều xung đột giữa phe MUA và phe BÁN.
  • Là nơi mà cá mập sẽ hoạt động nhiều nhằm tìm kiếm những mức giá thấp để MUA lên.

Đây là những ví dụ minh hoạ…

Tích luỹ dạng đi ngang (Sideway)

Phải thừa nhận với nhau rằng, gần như không bao giờ đủ lý do để dự đoán được rẳng là giá sẽ tiếp tục giảm, hay bật tăng trở lại sau khi mô hình sideway diễn ra.

Nếu nó tăng lên, thì chúng ta gọi là “tích luỹ”.

Còn nếu không may nó giảm tiếp tục thì ta gọi nó là một cái tên khác.

Vậy, giải pháp của tôi ở đây là đi tìm sự phá vỡ lên (Break out).

Chúng ta có thể xác nhận chu kỳ sideway nào đó là tích luỹ nếu sau cùng giá phá vỡ kháng cự để đi lên.

Hãy nhớ lại bài học của chúng ta ở phần một, có 2 cách để giao dịch:

  • Dựa trên sự phá vỡ (Breakout)
  • Dựa trên bước Re-test của giá

Hãy suy ngẫm lại 2 cách thức tìm điểm vào lệnh này và áp dụng vào chu kỳ tích lũy khi sự phá vỡ xảy ra.

Tích luỹ dạng nêm giảm (Falling Wedge)

Tích luỹ dạng nêm giảm cũng có những ý nghĩa giống y chang như tích luỹ sideway. Và điều chúng ta cần kiếm vẫn là “sự phá vỡ”

Tích luỹ dạng cái chén (Rounding bottom)

Điểm chung mà bạn có thể cảm nhận được trong các mô hình tích luỹ là gì?

Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy được 2 điều:

  • Sau khi giá tăng mạnh và muốn tiếp tục xu hướng hoặc giảm mạnh và muốn đảo chiều, nó phải bắt đầu chậm lại để tích luỹ năng lượng..
  • Sự tích luỹ năng lượng đi lên có thể hiểu là một giai đoạn phe BÁN chốt lời và phe MUA nhảy vào đầu cơ giá thấp.

Lời khuyên hữu ích: Trong bất kỳ một mô hình tích luỹ nào, nó sẽ không bao giờ được gọi là tích luỹ nếu chưa có sự phá vỡ xảy ra. Hãy chờ đợi đến khi sự phá vỡ rõ ràng xảy ra, khi đó đừng quên áp dụng 2 cách thức tìm điểm vào lệnh đó là Breakout và Re-test.

2. Giai đoạn tăng giá

Sau khi tích luỹ năng lượng để đi lên, thì rõ ràng giá sẽ tăng. Thể hiện một loạt các đỉnh mới cao hơn và đáy mới cao hơn

Dưới đây là những điều cần tìm:

  • Xảy ra sau khi giá phá vỡ khỏi ngưỡng Kháng cự trong giai đoạn Tích lũy
  • Một loạt các mức đỉnh cao hơn và đáy cao hơn được tạo thành

Đây là ý tôi muốn nói:

3. Giai đoạn phân phối

Hình thái của chu kỳ phân phối về cơ bản ngược lại với chu kỳ tích luỹ mà chúng ta đã thảo luận ở trên.

Khác nhau là ở ý nghĩa của nó.

Giai đoạn phân phối có thể hình dung là sự phân tán năng lượng của con sóng trước đó làm nền tảng cho một sóng GIẢM. Hình thái của nó có thể là một chu kỳ đi ngang (Sideway), một nêm tăng (Raising Wedge) hoặc một mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)

Dưới đây là ý nghĩa của giai đoạn phân phối:

  • Xảy ra như một sự tìm kiếm điểm kết thúc cho một xu hướng tăng. Hoặc có thể là sự phân tán năng lượng tiếp tục cho các đợt GIẢM tiếp theo
  • Là nơi mà xảy ra nhiều xung đột giữa phe MUA và phe BÁN.
  • Là nơi mà cá mập sẽ hoạt động nhiều nhằm tìm kiếm những mức giá cao để BÁN xuống.

Đây là những ví dụ minh hoạ…

Phân phối dạng đi ngang (Sideway)

Tương tự, gần như không bao giờ đủ lý do để dự đoán được rẳng là giá sẽ tiếp tục tăng, hay giảm sau khi mô hình sideway diễn ra.

Nếu nó giảm xuống, thì chúng ta gọi là “phân phối”.

Còn nếu không may nó tăng thì ta gọi nó là một cái tên khác.

Vậy, giải pháp của tôi ở đây là đi tìm sự phá vỡ xuống (Break down).

Chúng ta có thể xác nhận chu kỳ sideway nào đó là phân phối nếu sau cùng giá phá vỡ hỗ trợ để đi xuống.

Phân phối dạng nêm tăng (Rasing Wedge)

Phân phối dạng nêm tăng cũng có những ý nghĩa giống y chang như phân phối dạng sideway. Và điều chúng ta cần kiếm vẫn là “sự phá vỡ”

Tóm lại,

Điểm chung mà bạn có thể cảm nhận được trong các mô hình phân phối là gì?

Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy được 2 điều:

  • Nếu giá muốn tiếp tục giảm dù là sau khi tăng hay sau khi giảm, thì nó cũng phải chậm lại để phân rã năng lượng.
  • Có thể hiểu là một giai đoạn phe MUA chốt lời và phe BÁN nhảy vào đầu cơ giá cao.

Lời khuyên hữu ích: Trong bất kỳ một mô hình phân phối nào, nó sẽ không bao giờ được gọi là phân phối nếu chưa có sự phá vỡ xuống xảy ra. Hãy vẫn luôn chờ đợi một sự phá vỡ thuyết phục.

4. Giai đoạn giảm giá

Giai đoạn này xảy ra sau khi giá đã được phân phối, thể hiện một loạt các đỉnh mới thấp hơn và đáy mới thấp hơn

Dưới đây là những điều cần tìm:

  • Xảy ra sau khi giá phá vỡ khỏi ngưỡng Hỗ trợ trong giai đoạn Phân phối
  • Một loạt các mức đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn được tạo thành

Đây là ý tôi muốn nói:

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page