Giao dịch chứng khoán Mỹ/USDX ngày 8/6/2020 – Nhận định đầu tuần

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Chuyên mục tín hiệu theo ngày này của chúng tôi được xuất bản với mục đích đưa ra các nhận định của mình về những cơ hội giao dịch nếu có trong ngày gồm các sản phẩm liên quan đến Forex, Chỉ số, Hàng hóa, Tiền điện tử.

Để thuận tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật vào 10h00 sáng hàng ngày. Phiên Mỹ chính thức mở cửa lúc 8h30 tối.

Các thông tin khác trong ngày hoặc bất kì những cập nhật nào mới nhất sẽ được cập nhật thông qua cộng đồng Tài Chính Express trên telegram cũng như Facebook Fanpage

[su_note]Tham gia telegram: Tài Chính Express Group[/su_note]

[su_note note_color=”#66e4ff”]Theo dõi FB fanpage: Tài Chính Express Fanpage[/su_note]

Đọc thêm: 13 nguyên tắc thành công trong đầu tư Forex

A. Hiệu suất của chỉ số chứng khoán lớn ?

Các chỉ số của Hoa Kỳ, nói chung, được ghi nhận tuần rồi với mức điều chỉnh giảm mạnh trong tuần. 

3 chỉ số này có sự tương quan giảm giống nhau.

Tương quan giữa 3 chỉ số DJIA, S&P500, Nasdaq

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones DJIA, – 6.0% giảm 1 638, hấp thụ 80% so với lực tăng vào tuần trước (DJIA + 1 926 từ 1-5/6/2020), đóng cửa tại giá 25 544.

Chỉ số S&P 500 SPX, – 5.13% giảm 164 điểm, hấp thụ hơn 80% so với lực tăng vào tuần trước ( tuần 1-5/6/2020 SPX được ghi nhận + 184 điểm), đóng cửa tuần tại giá  3 035.

Trong khi đó, Nasdaq Composite COMP, – 5.13% giảm 193 điểm – mức giảm  chỉ bằng 1.5 lần so với tuần trước ( tuần 1-5/6/2020 COMP được ghi nhận với mức tăng + 357 điểm)

Chỉ số sức mạnh đồng đô la USDX, + 0,35% tăng 0.335 điểm, đóng cửa ở 97.060.

B. Một số sự kiện chính dẫn dắt thị trường trong tuần 8-12/6/2020

Tiêu điểm US

Sau một thời gian dài tăng trưởng, chứng khoán đã giảm trong tuần này. Đáng chú ý là dữ liệu kinh tế vĩ mô của tuần trước đã không còn lạc quan. Các chỉ số chứng khoán lớn ghi nhận mức giảm trong tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 vì lo ngại về đợt bùng phát coronavirus thứ hai và sự nghi ngờ do quá trình phục hồi kinh tế quá nhanh chóng trong tâm lý nhà đầu tư. 

Cục Dự trữ Liên bang chỉ ra rằng lãi suất có khả năng duy trì gần 0 cho đến năm 2022 và đưa ra một triển vọng kinh tế “thận trọng”.

Giọng điệu “phòng thủ” này của Fed, kết hợp với tin tức về sự gia tăng những ca bệnh liên quan đến coronavirus ở một số tiểu bang cũng như lo ngại về tốc độ phục hồi của chứng khoán là lý do cho sự điều chỉnh mạnh tuần vừa rồi. 

Tôi tin rằng sự biến động có thể sẽ vẫn tiếp tục khi những bất ổn vẫn còn

Tiêu điểm EU

Trong khi đó, đồng Euro đã tận dụng tối đa điểm yếu của đô la Mỹ để tiếp tục xu hướng tăng nhưng không mạnh. Đơn vị tiền tệ đã được thả nổi hơn nữa bởi những bình luận của Chủ tịch ECB Christine Lagarde, trong đó bà tuyên bố rằng các cơ quan quản lý sẽ đưa ra những phản ứng nhanh có thể giúp ngăn chặn suy thoái và giảm phát kéo dài.

C. Nhận định sơ bộ các diễn biến tin tức tuần 15-19/6/2020

Nhận định tổng thể

Tôi tiếp tục tin rằng sự phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng không ngoại trừ rằng một vài vấn đề tiêu cực khác sẽ ập tới.

Bằng chứng gần đây ủng hộ quan điểm của tôi rằng GDP Mỹ sẽ có được sự tăng trưởng trong những tháng tới vì các biện pháp kiểm dịch được nới lỏng và số liệu việc làm tăng trưởng khỏi cú sốc ban đầu của việc giãn cách xã hội. Hãy cùng xem xét ở báo cáo bán lẻ Hoa Kỳ tuần này.

Tuy nhiên, cũng có những vấn đề khác phải xem xét:

  • Lo ngại virus sóng thứ hai
  • Những bất ổn trong cuộc bầu cử sắp tới
  • Sự hồi phục thực tế cần thời gian ở bước đầu
  • Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là các bạn có thể tự tin vào triển vọng dài hạn khi đầu tư nhưng cũng nên để ý những sự kiện thực tế ngắn hạn phải lo ngại.

Các chỉ báo kinh tế chính

Nước Đức. Chỉ số ZEW về niềm tin tiêu dùng

Chỉ báo niềm tin tiêu dùng Đức

Nền kinh tế Đức đang rất khó khăn vào lúc này. Ngay cả trước cuộc khủng hoảng coronavirus, nó đã có dấu hiệu hạ nhiệt thường xuyên. Đại dịch chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Mặc dù PMI của đất nước đã bắt đầu cho thấy những mầm chồi xanh phục hồi, nhưng một số lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng bấp bênh. Ví dụ, sản xuất của Đức giảm 17,9%, mức giảm lớn nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu. Đây là trường hợp mà sự bi quan trong cộng đồng doanh nghiệp của đất nước có thể sớm tăng lên. Và điều này có thể khiến chỉ số DAX chịu áp lực trong thời gian ngắn, có khả năng nó sẽ giảm xuống đâu đó khoảng 11.725,00.

Mỹ. Dữ liệu bán lẻ

Dữ liệu bán lẻ US

Nền kinh tế Mỹ hiện đang trải qua giai đoạn có lẽ tồi tệ hơn kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Ngoài việc mất việc làm nhanh chóng và tàn khốc, GDP của đất nước và các hợp đồng thương mại nói chung bị giảm.Nhưng bất chấp tất cả, nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này nhanh hơn so với suy nghĩ ban đầu. Có thể thấy một sự giãn dần của các biện pháp kiểm dịch, dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ trong nội tại nền kinh tế. Tỷ lệ người dân có việc làm tăng lên mạnh mẽ và niềm tin tiêu dùng cũng gia tăng. Vì vậy, đây chính là lý do tại sao doanh số bán lẻ dự kiến ​​sẽ tăng. Nếu chúng ta thấy bất kỳ dữ liệu tích cực nào được đưa ra, nó có thể làm cổ phiếu Mỹ tăng lên. S&P 500 đặc biệt có thể tiếp tục tăng trưởng để test lại mức kháng cự 3220,50 của nó.

Anh. Quyết định lãi suất của BOE

Ngân hàng trung ương Anh (BOE)

Đại dịch đã tấn công mạnh vào phần lớn các nền kinh tế thế giới và Vương quốc Anh cũng không ngoại lệ. Quy mô của khủng hoảng tại đây nhỏ hơn nhiều so với ở Mỹ. Nhưng bất kể số liệu nào bạn sử dụng để đo lường nó, nền kinh tế vẫn không thể phủ nhận là đang “ngập ngụa” trong khủng hoảng.

Như vậy, hầu như không có nghi ngờ rằng các ý kiến ​​sau cuộc họp tiếp theo của cơ quan quản lý Anh khả năng sẽ ít lạc quan hơn. Bất kỳ hàm ý nào từ BOE liên quan đến tới việc giảm lãi suất và kế hoạch cho các chính sách tài khóa sẽ có thể tạo áp lực lên đồng bảng Anh. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải lưu tâm đến sự cấp thiết để đạt được thỏa thuận Brexit với EU vào ngày 30/6/2020, điều mà coronavirus đã gây trì hoãn rất nhiều. Trong bối cảnh dữ liệu kinh tế vĩ mô yếu và sự không chắc chắn trên tổng thể, chúng ta có thể thấy GBPUSD rơi xuống mốc 1,2460.

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page