Hướng dẫn đọc đồ thị cơ bản trong giao dịch Forex

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Nhiều người tin rằng hành động giá và cấu trúc thị trường luôn mang tính ngẫu nhiên và không thể đoán trước.

Nhưng các nhà giao dịch chuyên nghiệp tin rằng họ có những lợi thế so với thị trường, thông qua những dấu hiệu giá cả có thể đoán trước.

Nhóm trader chuyên nghiệp này được chia thành hai nhóm:

Một mặt, họ đưa ra quyết định dựa trên các đánh giá về giá trị của tài sản thông qua phân tích một số yếu tố cơ bản như báo cáo tài chính, điều kiện kinh tế vĩ mô và hiểu biết về các yếu tố cung/cầu.

Mặt khác, nhóm còn lại đưa ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn từ các thay đổi giá cả trong quá khứ. Họ có thể tìm thấy một ngôn ngữ chung về cách di chuyển giá dựa trên các tiêu chuẩn về giá mở cửa – đóng cửa, giá cao nhất – thấp nhất.

Mục đích của bài đăng này là cung cấp cho bạn một số công cụ mạnh mẽ để phân tích hành động của giá và cấu trúc thị trường.

Hấp dẫn phải không nào ?

Bạn chắc chắn nên dành thời gian để đọc nó cho đến cuối nếu bạn muốn đưa kĩ năng giao dịch của mình lên một tầm cao mới.

Bài đăng trên blog này là dành cho cả người mới bắt đầu và người giao dịch có trình độ.

Dĩ nhiên, nội dung nâng cao sẽ nằm ở phần dưới.

Cấu trúc thị trường Forex ở các khung thời gian khác nhau

Hành động giá và cấu trúc thị trường là quy chuẩn trong phân tích kỹ thuật

Trải qua 5 năm giao dịch với nhiều phương pháp khác nhau, tôi thừa nhận tính ưu việt của giá cả.

Thật sự là như vậy đấy !

Tôi cho rằng thật vô ích khi chúng ta mải mê tìm kiếm một câu chuyện để giải thích cho sự biến động của giá cả. Sẽ còn vô nghĩa hơn nữa nếu chúng ta đi dự đoán các sự kiện.

Căn bản chúng ta không thể đoán trước được ngày mai Donald Trump sẽ làm gì với Trung Quốc…

Nhưng, dù điều gì diễn ra đi chăng nữa thì thị trường chỉ có đi lên hoặc đi xuống.

Nên, bằng cách hiểu cấu trúc chuyển động của nó và tìm ra một vài mô hình lặp đi lặp lại theo thời gian, tôi đã có thể định lượng được xác xuất tương lai sẽ xảy ra.

Hợp lý chứ ?

Nên nhớ, giá là đại diện cuối cùng phản ánh tất cả mọi thứ đã diễn ra trước đó.

Tại sao chúng ta sử dụng biểu đồ để đọc hành động giá và cấu trúc thị trường?

Nếu bạn đã bắt đầu nghiên cứu về thị trường, bạn chắc hẳn đã biết đó là một thế giới trực quan nơi mà các thông tin về giá trên biểu đồ là đáng tin cậy.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa của biểu đồ và nó đại diện cho cái gì.

Vâng,

Nó minh họa cho giá của một tài sản theo thời gian.

[su_note note_color=”#ffe666″]Cung và cầu tạo cho tài sản đó sự quan tâm khác nhau ở các mức giá khác nhau. Biểu đồ mô tả một cách trực quan những thay đổi của cung và cầu trong quá khứ[/su_note]

Và, giá là cái chúng ta thấy cuối cùng.

Có thể bạn chưa biết, hàng trăm các indicators mà bạn thấy được xây dựng trên dữ liệu đầu vào là GIÁ, thông qua một công thức toán học chủ quan.

Nói cách khác, mỗi indicators đại diện cho một niềm tin chủ quan của người viết nên nó.

Dĩ nhiên, cái niềm tin chủ quan đó không đúng cho tất cả mọi người.

Vì vậy, thay vì đi theo lối mòn của các niềm tin có sẵn, tại sao chúng ta không học ngay cái gọi là cội nguồn của mọi chiến lược giao dịch – GIÁ ?

Thỏa thuận nhé !

Nếu màn hình giao dịch của bạn đang trông như thế này…thì,

[su_note note_color=”#ffe666″]Hãy bắt đầu thay đổi bằng cách làm sạch màn hình đồ thị ngay nhé![/su_note]

Nên chọn loại đồ thị nào để đọc cấu trúc thị trường: Thanh hay Nến Nhật ?

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại đồ thị (chart pattern) khác nhau như Hiken Ashi, Candle volume, Line chart,…Nhưng, hầu như tất cả các loại này đều mang yếu tố chủ quan của người thiết lập nên nó.

Thành ra, thông tin không con chuẩn xác và “y chang bản gốc”.

Vì vậy, đối với phân tích hành động giá, tôi chỉ quan tâm tới 2 loại: đồ thị thanh (Bar chart) / đồ thị nến Nhật (Candlestick)

Cấu trúc giá của Bar chart / Candlestick chart

Có 4 yếu tố cấu thành định dạng của bar chart / candlestick chart:

  • Giá mở cửa (Open) – đóng cửa (Close) trong 1 khung thời gian nhất định
  • Giá cao nhất (High) – thấp nhất (Low) trong 1 khung thời gian nhất định

Đó cũng chính là 4 thông tin quan trọng làm dữ liệu đầu vào cho 90% các indicators

Cấu trúc giá cấu thành một bar chart và candlestick chart

Nhìn hình trên bạn có thể thấy rằng:

  • Đối với bar chart, không cần màu sắc vẫn phân biệt được bar tăng hay bar giảm
  • Nhưng, đối với candlestick chart, không có màu sắc không thể phân biệt được nến tăng hay nến giảm

Hầu hết các nhà giao dịch ngày nay dường như tập trung vào việc sử dụng biểu đồ nến Nhật vì sự trực quan mạnh mẽ của nó, nhưng biểu đồ thanh cũng có điểm mạnh riêng.

Cả hai loại biểu đồ hiển thị những điểm dữ liệu giống nhau, chỉ là khác nhau ở định dạng.

Vì vậy, rất khó để nói rằng cái này là tốt hơn cái kia.

So sánh định dạng giữa bar chart và Japanese candlestick chart

So sánh Ưu – Nhược của bar chart / candlestick chart

Theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu bạn là người mới thì nến Nhật sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Thanh (Bar chart)Nến Nhật (Candlestick)
Ưu điểm + Tinh gọn, mỏng. Chỉ cần đơn sắc nên tránh làm phân tâm khi giao dịch
+ Vẫn thể hiện tốt cấu trúc giá ngắn-dài hạn
+ To, dày. Cần màu sắc để phân biệt nên giúp hiển thị rõ
thông tin hơn
+ Vẫn thể hiện tốt cấu trúc giá ngắn-dài hạn
Nhược điểm+ Tinh gọn, mỏng nên lại khó nhìn cho người mới+ Màu sắc là yếu tố dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Ví dụ giá đang giảm, mà bạn thấy cây nến đỏ lòm đâm xuống thì sợ càng thêm sợ…
Bảng so sánh Ưu – Nhược của đồ thị Thanh và nến Nhật

Thỏa thuận nhé !

Từ hôm nay, tôi sẽ viết bài với phân tích dựa trên đồ thị nến Nhật.

Mỗi cây nến Nhật kể cho bạn một câu chuyện về cấu trúc thị trường

[su_quote cite=”David Nguyễn”]Nến là một tế bào cấu thành nên cấu trúc của một đồ thị lớn.[/su_quote]

Và, nó còn cho cúng ta thấy được suy nghĩ hay phản ứng của đám đông trước những mức giá khác nhau trên thị trường.

Đây là lý do tại sao giá đang kể cho bạn nghe rất nhiều câu chuyện có ý nghĩa.

…mà có thể hái ra tiền!

1. Đọc nến như thế nào cho đúng ?

Như đã đề cập ở phần trên, có 4 yếu tố cấu thành định dạng của bar chart / candlestick chart:

  • Giá mở cửa (Open) – đóng cửa (Close) trong 1 khung thời gian nhất định
  • Giá cao nhất (High) – thấp nhất (Low) trong 1 khung thời gian nhất định

4 loại dữ liệu về mặt số học này tạo thành 2 bộ phân của một cây nến hoàn chỉnh: Thân nến (Body) và Bóng nến (Tails)

Đừng để ý quá nhiều về mặt màu sắc, nó là lựa chọn cá nhân của bạn. Điều cần lưu ý là:

[su_note note_color=”#ffe666″]🔎 Thân nến là khoảng cách giữ giá mở cửa (Open) và giá đóng cửa (Close)[/su_note]

  • Đối với nến tăng (Bullish Candle Stick), thân nến được tạo thành với giá mở cửa (Open) nằm dưới giá đóng cửa (Close).
  • Đối với nến giảm (Bearish Candle Stick), thân nến được tạo thành với giá mở cửa (Open) nằm trên giá đóng cửa (Close)

[su_note note_color=”#ffe666″]🔎 Bóng nến được tạo thành từ giá mở cửa/đóng cửa đến mức giá cao nhất (High)/mức giá thấp nhất (Low)[/su_note]

Cấu tạo của một cây nến Nhật

Hãy chắc chắn là bạn đã hiểu được cấu tạo của một cây nến đấy nhé!

Đó là bước đầu quan trọng nhất.

2. Phân loại các loại nến quan trọng

Cùng xem ví dụ dưới đây: (Nến tăng màu xanh, Nến giảm màu đỏ)

Từng thanh nến Nhật cấu thành một cấu trúc tổng thể

Nếu nhìn vào ví dụ trên, bạn có nhìn ra điều gì đặc biệt trong cấu trúc giá không? Hay chỉ nhìn thấy một sự di chuyển lên xuống không quy luật ?

Tôi thì thấy rất nhiều câu chuyện trong đó được kể từ những cây nến.

Trước tiên, chúng ta cần phải nắm được những loại nến Nhật cơ bản. Có nhiều người phân chia ra đủ loại nến khác nhau như Doji, Hammer, Shooting star,…

Rất khó nhớ, và không đi vào bản chất !

Vì vậy để dễ dàng, tôi chia ra nến Nhật ra làm 2 nhóm lớn:

a. Nến yếu

Đây là loại lến báo hiệu cho chúng ta biết rằng 1 xu hướng đang dần yếu đi. Vì vậy đối với một nhà giao dịch, chúng ta đã có 1 tiêu chí (trong nhiều tiêu chí) để xác nhận sự đảo chiều đúng không nào ?

[su_note note_color=”#66ccff”]Đặc điểm chung của loại này là thân nến (body) nhỏ và bóng nến (tails) dài[/su_note]

Đến với loại này chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến 2 dấu hiệu của nến:

  1. Vị trí của thân nến (body) so với toàn bộ cây nến
  2. Vị trí của giá đóng cửa (close) so với giá mở cửa (open)

Tùy vào từng đặc điểm của nến mà nó cho chúng ta biết các diễn biến khác nhau trên thị trường.

Tôi sẽ phân tích 5 trường hợp đặc trưng:

Cộng đồng Tài Chính Express: Cập nhật diễn biến thị trường, tín hiệu giao dịch dành cho nhà giao dịch miễn phí

Telegram ( tín hiệu và phân tích thị trường ): https://t.me/taichinhexpress_official

Khóa Học: https://courses.taichinhexpress.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@taichinhexpress_official

Fanpage: https://www.facebook.com/taichinhexpressofficial/

Author David Nguyen

Giới Thiệu Về Tác Giả

Giám đốc đào tạo/Chuyên gia phân tích của Libertex International, một tập đoàn tài chính đã có 23 năm vận hành trong lĩnh vực Forex/Hàng hóa/Chỉ số/Chứng khoán
✅ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với thành tích nổi bật trong Forex và chỉ số chứng khoán (đặc biệt là chỉ số công nghiệp Mỹ: Dow Jones Industrial Average Index)
✅ Đã đào tạo cho hơn 100 học viên kiếm được lợi nhuận từ thị trường Forex



Leave a Comment

You cannot copy content of this page